Kinh tế Đức phục hồi chậm

Thứ 7, 15/07/2023 | 09:38:49
679 lượt xem

Kinh tế Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu vẫn đang trong tình trạng khó khăn và phục hồi rất chậm. Theo báo cáo về tình hình kinh tế 7 tháng đầu năm vừa được Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu liên bang Đức công bố, kinh tế Đức sẽ chỉ phục hồi mạnh mẽ hơn khi kinh tế toàn cầu hồi phục rõ rệt và sức mua tăng mạnh trở lại nhờ lạm phát giảm và tiền lương tăng.

Theo báo cáo, tình hình kinh tế toàn cầu nhìn chung còn yếu khiến kinh tế Đức vẫn trong tình trạng khó khăn và phục hồi bị cản trở. Cụ thể, những lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng vẫn chưa thể lấy lại đà tăng, dù giá năng lượng đã giảm. Trong khi đó, lạm phát cao tiếp tục làm suy yếu tiêu dùng cá nhân, dẫn đến suy giảm hoạt động sản xuất.

Trong tháng 6 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Đức đã tăng trở lại mức 6,4%, từ mức 6,1% của tháng 5. Tỷ lệ lạm phát cơ bản (không bao gồm thực phẩm và năng lượng) cũng tăng 0,4 điểm phần trăm, lên 5,8%. Trong khi đó, thị trường lao động trở nên u ám hơn kể từ tháng 6, thể hiện qua tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và số việc làm giảm.

Báo cáo của Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu liên bang Đức nhận định lạm phát ở nước này chỉ có thể giảm sau vài tháng nữa và việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục kéo tăng lãi suất, làm suy giảm hoạt động đầu tư và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.

Nguồn TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...