Chiều 8/7, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị trực tuyến với 9 tỉnh và một số cơ quan, đơn vị, tập đoàn, tổng công ty về tình hình thực hiện dự án đường dây 500kV mạch 3 kéo dài ra miền Bắc bảo đảm tiến độ cấp điện. Dự tại điểm cầu Thái Bình có đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.
Hội nghị trực tuyến Bộ Công thương với 9 tỉnh và một số cơ quan, đơn vị, tập đoàn, tổng công ty về tình hình thực hiện dự án đường dây 500kV mạch 3 kéo dài ra miền Bắc bảo đảm tiến độ cấp điện - Điểm cầu tỉnh Thái BìnhDự án đường dây 500kV mạch 3 kéo dài ra miền Bắc ( Nguồn ảnh: Internet)
Đường dây 500kV mạch 3 kéo dài ra miền Bắc là dự án đặc biệt quan trọng, cấp bách được Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo và yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thành gấp nhằm bảo đảm cung ứng điện cho miền Bắc. Dự án qua 9 tỉnh gồm: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên. Trong đó, Thái Bình nằm trên đoạn Dự án đường dây 500kV Nhiệt điện Nam Định 1- Phố Nối. Dự án sẽ đi qua địa bàn các huyện: Vũ Thư, Đông Hưng, Hưng Hà và Quỳnh Phụ.
Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình phát biểu tại hội nghị trực tuyến
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình cho biết, dự án triển khai trên địa bàn tỉnh có chiều dài khoảng 39km với 94 hố cột. UBND tỉnh đã có văn bản tham gia, đóng góp ý kiến về chủ trương đầu tư dự án và diện tích đất sử dụng cho dự án đã được đưa vào Quy hoạch sử dụng đất tỉnh giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch sử dụng đất của tỉnh giai đoạn 2021-2025. Thái Bình cũng đã chuẩn bị phương án tốt nhất cho giải phóng mặt bằng thực hiện dự án. Đồng chí nhấn mạnh đây là dự án đặc biệt quan trọng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nên cho phép tỉnh được chủ động điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất năm 2023 để tỉnh nhanh chóng giải phóng mặt bằng thực hiện dự án. Đồng thời đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chủ đầu tư dự án cử đầu mối về phối hợp với tỉnh trong công tác giải phóng mặt bằng. Tỉnh Thái Bình sẽ phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư trong giải phóng mặt bằng, đảm bảo an ninh trật tự và các công việc khác trong thực hiện dự án cũng như quá trình quản lý vận hành dự án sau này.
Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Đây là dự án cấp bạch, đặc biệt quan trọng đối với an ninh năng lượng quốc gia, nhất là đối với miền Bắc. Bộ trưởng đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia từ nay đến hết tháng 7/2023, phải rà soát và hoàn tất các thủ tục, hồ sơ theo đúng quy định để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong tháng 8 và tháng 9/2023. Sau khi được phê duyệt thì phải kịp thời làm việc với các địa phương liên quan đến dự án để thực hiện các bước tiếp theo. Đề nghị các địa phương giữ nguyên hướng tuyến và cập nhật vào các quy hoạch tỉnh, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đề nghị các địa phương làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư và các công việc liên quan khác trong thời gian sớm nhất để thực hiện dự án. Phấn đấu đến tháng 6 năm 2024, sẽ đưa dự án đi vào vận hành.
Văn Ngọc
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...