Thái Bình đẩy mạnh chuyển đổi số phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội

Thứ 6, 26/08/2022 | 00:00:00
937 lượt xem

Sáng 26/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp, đánh giá kết quả thực hiện chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh những tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2022.

Đồng chí Nguyễn Khắc Thận - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) về chuyển đổi số tỉnh, Tổ trưởng tổ công tác Đề án 06 của tỉnh chủ trì cuộc họp. Dự họp có các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh, cùng các thành viên BCĐ về chuyển đổi số tỉnh và thành viên tổ công tác Đề án 06 của tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Khắc Thận - Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại cuộc họp

Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Khắc Thận - Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Thời gian qua tỉnh Thái Bình đẩy mạnh các giải pháp trong chuyển đổi số cũng như thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia. Qua đó, đã góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được còn nhiều khó khăn, tồn tại, hạn chế. Bởi vậy, đồng chí đề nghị các đại tập trung thảo luận đánh giá lại những kết quả đạt được, phân tích các nguyên nhân, tồn tại hạn chế để đẩy mạnh các giải pháp hiệu quả trong chuyển đổi số cũng như thực hiện Đề án số 06 của tỉnh trong thời gian tới.  

UBND tỉnh họp, đánh giá kết quả thực hiện chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh

Theo Báo cáo của BCĐ Chuyển đổi số tỉnh, 6 tháng đầu năm nay công tác chuyển đổi số đạt nhiều kết quả ghi nhận trên cả 9 lĩnh vực gồm: nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nền tảng số, nhân lực số, an toàn an ninh mạng, chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Nhất là trong chính quyền số với điểm nổi bật là Mạng truyền số liệu chuyên dùng đã kết nối đến 100% các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, UBND cấp huyện, thành phố và cấp xã trong phục vụ các công việc thường xuyên. Ngoài ra trong mảng chính quyền số còn thực hiện hiệu quả việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thực hiện hồ sơ công việc điện tử, triển khai Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và vận hành hiệu quả Trung tâm điều hành thông minh (IOC). Trong mảng kinh tế số, 100% doanh nghiệp đã đưa vào sử dụng hiệu quả hóa đơn điện tử và tích cực tham gia các hoạt động giao dịch thương mại điện tử. Đối với lĩnh vực xã hội số được triển khai mạnh và sâu rộng trong lĩnh vực giáo dục, y tế, bảo hiểm và an ninh.

Các đại biểu cũng đã nghe báo cáo và thảo luận vào kết quả thực hiện Đề án số 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Nhất là các nội dung về cung cấp ứng dụng, dịch vụ số liên quan đến thông tin dân cư, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến và vấn đề về phát triển công dân số.

Văn Ngọc


  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...