Ngày 4/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình KTXH 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2022. Tại điểm cầu tỉnh Thái Bình, các đồng chí Nguyễn Khắc Thận - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Quang Hưng - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh; Lại Văn Hoàn và đồng chí Trần Thị Bích Hằng - Phó chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy dự hội nghị.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình KTXH 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2022
6 tháng đầu năm 2022, GDP của cả nước ước tăng 6,42% so với cùng kỳ. Đáng chú ý là sự phục hồi nhanh của khu vực dịch vụ, ước tăng 6,6%, cao gấp 1,7 lần so với cùng kỳ. Nhiều địa phương có mức tăng trưởng GRDP cao như: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Nam, Khánh Hòa, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Bình. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi nhanh, cơ bản tiệm cận mức tăng tại thời điểm trước dịch. 6 tháng, số doanh nghiệp thành lập mới và tái gia nhập thị trường tăng 25,4% so với cùng kỳ, lần đầu tiên vượt mốc 100.000 doanh nghiệp. Cải cách thể chế tiếp tục được quan tâm, tháo gỡ nhiều điểm nghẽn về nguồn lực cho đầu tư phát triển. Phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo
6 tháng cuối năm được dự báo là khó khăn, thách thức nhiều hơn là thuận lợi và thời cơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các cấp, các ngành phải bám sát thực tiễn, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành, phối hợp đồng bộ trong tổ chức thực hiện. Theo dõi chặt chẽ, chủ động dự báo để kịp thời ứng phó với những biến động bất ngờ của tình hình thế giới và khu vực nhằm giữ vững ổn định vĩ mô, các cân đối lớn. Tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, ưu tiên nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng chiến lược, quy mô lớn, hạ tầng số, thích ứng với biến đổi khí hậu. Gắn các nhiệm vụ, giải pháp trong ngắn hạn với mục tiêu trung và dài hạn là nâng cao năng suất, năng lực nội tại, tính tự chủ và cơ cấu lại nền kinh tế. Đồng thời, cần làm tốt công tác tổng kết, đánh giá để rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách. Nắm chắc tình hình, chủ động nghiên cứu, kịp thời điều chỉnh, đề xuất chính sách khả thi, đúng đối tượng. Chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội trong triển khai thực hiện. Chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, tăng cường phân công, phân cấp đi đôi với phân bổ nguồn lực hợp lý, nâng cao năng lực cán bộ thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và xử lý tình huống của cán bộ các cấp, ứng phó kịp thời, hiệu quả với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Hữu Phước
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...