Sáng 8-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác của Chính phủ và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã đến khảo sát, kiểm tra tình hình đầu tư, xây dựng và hoạt động của Khu kinh tế Thái Bình.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác của Chính phủ đã nghe các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thái Bình báo cáo về phương án quy hoạch giao thông tỉnh Thái Bình giai đoạn năm 2021- 2030 và phương án lấn biển. Đồng thời khảo sát thực địa tại khu công nghiệp Liên Hà Thái thuộc Khu kinh tế Thái Bình.
Báo cáo Thủ tướng và đoàn công tác của Chính phủ, đồng chí Ngô Đông Hải - Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Khu kinh tế Thái Bình có diện tích trên 30.000 ha, trong đó diện tích dành cho công nghiệp, đô thị, dịch vụ là trên 8.000 ha. Đây là lợi thế rất lớn để Thái Bình bứt phá phát triển công nghiệp. Khu kinh tế Thái Bình được xây dựng theo mô hình khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, năng động, hiệu quả và phát triển bền vững gắn với tăng trưởng xanh, bảo tồn, phát huy giá trị của hệ sinh thái biển, di tích lịch sử, văn hóa. Hiện Thái Bình đang phấn đấu hoàn thiện kết cấu hạ tầng Khu kinh tế, bảo đảm cơ sở vật chất đồng bộ và đẩy mạnh thu hút các ngành công nghiệp có công nghệ tiên tiến, hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường; định hình phát triển các đô thị biển hiện đại, văn minh, gắn kết với các khu chức năng sản xuất, kinh doanh.
Đối với Khu công nghiệp Liên Hà Thái là Khu công nghiệp đầu tiên nằm trong khu Kinh tế Thái Bình đang được xây dựng có diện tích hơn 580ha. Hiện đã có 4 dự án FDI vào đầu tư và đang xây dựng nhà xưởng. Dự kiến đến cuối năm nay 1 số dự án sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động sản xuất. Đây là Khu công nghiệp được tỉnh giao sứ mệnh tiên phong, đặt nền tảng cho việc thúc đẩy phát triển Khu kinh tế Thái Bình trong thời gian tới.
Tuy nhiên khi xây dựng Khu kinh tế Thái Bình cũng như KCN Liên Hà Thái, tỉnh Thái Bình cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là tỉnh chưa có kinh nghiệm trong triển khai xây dựng khu kinh tế nên đã rất cầu thị tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ các tỉnh khác, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện tốt các nhiệm vụ xây dựng KKT. Tuy nhiên tỉnh cũng gặp một số khó khăn về quy định hiện hành; khó khăn trong giải phóng mặt bằng khi diện tích phải GPMB là rất lớn. Nhưng với sự tạo điều kiện của Chính phủ và các Bộ, ban ngành Trung ương cũng như sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị Thái Bình, sự đồng thuận của nhân dân, nên công tác xây dựng Khu kinh tế cũng như KCN Liên Hà Thái triển khai đến nay đạt nhiều kết quả tích cực. Tỉnh Thái Bình quyết tâm thông tuyến đường ven biển qua tỉnh với kinh phí hơn 3.000 tỷ đồng vào tháng 5/2023. Đồng thời triển khai các giải pháp để xây dựng và phát triển thành công Khu kinh tế Thái Bình.
Phát biểu tại buổi làm việc, thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Khu kinh tế Thái Bình có ý nghĩa quan trọng trong phát triển KTXH của tỉnh. Tuy nhiên Thái Bình có diện tích đất hẹp, người đông vì vậy, tỉnh cần tiếp tục có những giải pháp để phát triển hướng ra biển, khai thác không gian biển. Thủ tướng cho rằng: KKT Thái Bình mới chủ yếu phát triển trên đất liền, cần hướng ra biển, khai thác không gian biển hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
Video: 50822_OCHINH5.mp4
Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh: Để xây dựng thành công Khu kinh tế Thái Bình thì kinh nghiệm là phải thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư phải đi trước 1 bước. Nhất là tỉnh phải phối hợp chặt chẽ với nhà đầu tư, dựa trên sự đồng thuận của người dân để làm tốt công tác giải phóng mặt bằng; an sinh xã hội. Từ đó tạo tiền đề xây dựng đồng bộ hạ tầng Khu kinh tế. Trong đó cần phải chú trọng xây dựng hạ tầng hoàn chỉnh, liên thông, đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông, điện nước, nhà ở công nhân, vấn đề môi trường,...Thủ tướng yêu cầu tỉnh phải dồn lực nguồn vốn đầu tư công để hoàn thiện hạ tầng kết nối khu kinh tế, trong đó trước hết là xây dựng tuyến đường ven biển để sớm kết nối với sân bay Cát Bi, cảng biển của thành phố Hải Phòng.
Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính cũng gợi ý 1 số nội dung về các phương án triển khai xây dựng KKT, trong đó đó có mô hình đầu tư công - quản trị tư. Trong đó nhấn mạnh: Đầu tư công là xây dựng thể chế, quy hoạch, chiến lược, xây dựng hạ tầng tới chân hàng rào KKT…, còn quản trị tư là giao cho nhà đầu tư lớn vận hành, kêu gọi, thúc đẩy thu hút các nhà đầu tư. Với mô hình này, nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã thực hiện rất hiệu quả.
Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thái Bình cần xác định người dân phải được hưởng lợi từ Khu kinh tế chứ không phải bị ảnh hưởng. Vì vậy, cần bảo đảm đời sống của người dân trong khu vực của dự án. Bố trí khu vực tái định cư theo phương châm nơi ở mới cần phải tốt hơn nơi ở cũ. Từ đó tạo sự đồng thuận của nhân dân trong triển khai các dự án tiếp theo trong thời gian tới.
Văn Ngọc
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...