Sáng 24/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc với doanh nghiệp nhà nước về "Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội". Dự hội nghị có các Phó thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, ban, ngành của Trung ương. Dự tại điểm cầu Thái Bình có đồng chí Nguyễn Khắc Thận - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc với doanh nghiệp nhà nước về "Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy đồng nguồn lực doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội" - điểm cầu Thái Bình,
Hiện nay Việt Nam có khoảng gần 500 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và gần 200 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Đồng thời, toàn quốc có 94 doanh nghiệp Nhà nước quy mô lớn gồm: 9 tập đoàn kinh tế; 67 tổng công ty Nhà nước, 18 công ty hoạt động theo mô hình nhóm công ty mẹ - công ty con. Tuy chỉ chiếm hơn 10% về số lượng doanh nghiệp Nhà nước, nhưng khối công ty mẹ tập đoàn - tổng công ty là những doanh nghiệp Nhà nước quy mô lớn nắm giữ khoảng 90% tổng tài sản, 88% tổng doanh thu và 86% lợi nhuận trước thuế của toàn bộ doanh nghiệp Nhà nước trên phạm vi toàn quốc.
Tại hội nghị, đại diện các Bộ, ban ngành Trung ương, các địa phương và các doanh nghiệp, tập đoàn của Nhà nước tập trung thảo luận, phân tích những khó khăn, tồn tại, hạn chế, trong quá trình hoạt động. Nêu các kiến nghị, đề xuất, giải pháp khơi thông nguồn lực, thúc đẩy doanh nghiệp Nhà nước phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Doanh nghiệp Nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế Nhà nước, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của đất nước. Do đó các doanh nghiệp Nhà nước phải quyết tâm, nỗ lực đổi mới, sáng tạo hơn nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhất là phải phát triển tương xứng với những tiềm năng, lợi thế đang có.
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Nhà nước phải tiếp tục góp phần vào công cuộc xây dựng thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển nền kinh tế tự chủ kết hợp với hội nhập quốc tế sâu rộng. Phải góp phần quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mô. Doanh nghiệp Nhà nước phải đóng vai trò tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Phấn đấu tạo ra bước phát triển tích cực, nhanh, bền vững và 1 số doanh nghiệp, tập đoàn lớn phải có những bước phát triển đột phá, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách Nhà nước. Doanh nghiệp Nhà nước phải chung tay xây dựng môi trường phát triển doanh nghiệp lành mạnh, cạnh tranh, bình đẳng, trách nhiệm, nhân văn và không tham nhũng, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tập trung tháo gỡ những thể chế, cơ chế chính sách cho sự phát triển của doanh nghiệp Nhà nước. Tăng cường phân cấp, phân quyền để nâng cao tinh thần tự lực, tự cường, tự chủ của doanh nghiệp Nhà nước.
Thủ tướng đề nghị Văn phòng Chính phủ tiếp thu các ý kiến tại hội nghị, hoàn thành dự thảo Nghị quyết về phát triển Doanh nghiệp Nhà nước để Chính phủ sớm ban hành.
Văn Ngọc
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...