Mới đây, để bảo đảm triển khai thành công và sớm hoàn thành Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT, Chính phủ kiến nghị Quốc hội tiếp tục triển khai 12 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam hoàn toàn bằng đầu tư công.
Trong giai đoạn 2017 - 2020 Bộ GTVT triển khai 11 dự án thành phần, trong đó có 6 dự án đầu tư công và 5 dự án thành phần đầu tư theo phương thức PPP. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đấu thầu không lựa chọn được nhà đầu tư nên 2 dự án phải chuyển sang đầu tư công. Như vậy, đến thời điểm này chỉ có 3 dự án thực hiện theo hình thức đối tác công-tư PPP nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, nguy cơ phải chuyển đổi đầu tư để đảm bảo tiến độ chung của dự án.
Dư luận đặt câu hỏi có phải Luật PPP ra đời vẫn còn kém hẫn dẫn, còn nhiều rủi ro nên chưa tạo đột phá thu hút các nhà đầu tư tham gia. Mặc dù tham gia nhiều dự án hạ tầng giao thông và cũng từng dự sơ tuyển dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam bằng hình thức PPP, nhưng nhà đầu tư này đã chủ động rút lui .
Quy định tại Luật PPP và nghị định hướng dẫn liên quan hiện vẫn chưa đủ sức hút để huy động nguồn lực từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước tham gia, nhất là cơ chế chia sẻ rủi ro của Nhà nước chỉ 50% khi doanh thu giảm dưới 75% so với phương án tài chính kèm theo nhiều quy định ràng buộc phức tạp.
![]() | Ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FECON: "Việc chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư rất quan trọng, phải công bằng, đảm bảo cho các nhà đầu tư không bị lỗ và thu hút được các tổ chức tín dụng cấp vốn cho nhà đầu tư." |
Cũng theo một số chuyên gia và các nhà đầu tư khác, việc đầu tư bằng hình thức PPP thực sự chưa hấp dẫn vì nhiêu lý do.
Ông Phạm Văn Khôi, Tổng giám đốc Công ty Xây dựng Phương Thành: "Phương án tài chính đã khó rồi, việc tính toán đơn giá định mức thì nhà đầu tư bị lỗ bình thương đặc biệt trong cơ bão giá và lãi xuất cao hơn rất nhiều so với dự kiến." | ![]() |
![]() | Ông Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế: "Nguyên tắc dự án PPP là phải đảm bảo hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro, tối ưu hóa ở phương án tài chính. Cũng cần phải làm rõ 3 vấn đề tiêu chí nào để chia sẻ rủi ro, thứ 2 trong trường hợp xảy ra rủi ra chính phủ lấy nguồn từ đâu để chia sẻ rủi ro đó." |
Trên thực tế, nhiều dự án giao thông triển khai theo phương thức PPP, chủ yếu là BOT đang rơi vào tình trạng không bảo đảm phương án tài chính và khả năng trả nợ rất khó nên đã có nhiều ngân hàng kiên quyết “lắc đầu”, nói không với cho vay để thực hiện dự án BOT giao thông.
Theo Bộ GTVT, hiện có 3 dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công-tư PPP trong tổng số 11 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam nhưng nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu xếp nguồn vốn tín dụng, nguy cơ sẽ phải chuyển đổi hình thức đầu tư rất lớn. Trước đó đã có 2 dự án PPP phải chuyển đổi hình thức do không lựa chọn được nhà đầu tư nên tiến độ dự án bị chậm gần 2 năm. Theo một số chuyên gia, Luật PPP có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021 có rất nhiều cơ chế “mở” nhưng để đẩy mạnh đầu tư PPP tại các dự án đường cao tốc, Nhà nước cần phải có các cam kết rõ ràng, kèm theo đó là các chính sách hấp dẫn, cơ chế chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư.
Theo TTXVN
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...