Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Làng nghề dệt truyền thống Tiền Phong, nay là tổ dân phố Thị An -Tiền Phong, Thị trấn Hưng Nhân, Hưng Hà, không có đơn hàng sản xuất, người lao động không có việc làm. Đời sống của gần 350 nhân khẩu gặp không ít khó khăn.
Làng nghề dệt truyền thống Tiền Phong, thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà đã tồn tại hơn 60 năm
Ở độ tuổi xưa nay hiếm, từng nếm trải sự thăng trầm, song chưa bao giờ ông Cống thấy sự khốc liệt mà làng nghề dệt truyền thống Tiền Phong, phải đối mặt như thời gian qua.
Ông Vũ Đình Cống - Tổ dân phố Thị An, Tiền Phong, Thị trấn Hưng Nhân, Hưng Hà Những năm trước kia khi chưa có dịch thì tình hình phát triển của các đối tác nước ngoài dễ dàng hơn, hàng hóa người ta ký thường xuyên. Thế nhưng đến nay, sau 2 năm có dịch (2020-2021), là thời điểm hết sức khốc liệt với người dân của làng nghề. Cái khó khăn nhất bây giờ là không có việc làm! | ![]() |
![]() | Ông Đào Ngọc Sáng - Tổ dân phố Thị An, Tiền Phong, Thị trấn Hưng Nhân, Hưng Hà Từ đầu năm đến bây giờ, gia đình nhà tôi mới chỉ đi vào hoạt động sản xuất được có 1 tháng. Lượng sản phẩm mà chúng tôi được sản xuất (là mặt hàng khăn mặt) thì cũng không có nhiều. Chắc chỉ trong vòng 1-2 tháng là hết. Và khi đó chúng tôi lại dừng sản xuất. |
Hơn 60 năm, kể từ ngày thành lập, 06/6/1960, hiện nay, làng nghề Tiền Phong có 160 máy dệt khăn của 115 hộ gia đình. Thời điểm chưa có dịch, trung bình mỗi năm giá trị sản xuất đạt 30 tỷ đồng. Bình quân đầu người đạt hơn 8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, đại dịch covid -19 đã làm cho nghề dệt nơi đây ngưng trệ, điêu đứng.
Đại dịch covid -19 đã làm cho nghề dệt ngưng trệ, điêu đứng
Bà Khúc Thị Kim Huế - Phó chủ tịch UBND Thị trấn Hưng Nhân, Hưng Hà Hiện tại cấp ủy Đảng, chính quyền đã có những giải pháp. Ví dụ như: khuyến khích, động viên các lực lượng còn trong độ tuổi lao động đang dư thừa thì sẽ tìm một số việc khác để làm. Các tổ chức chính trị liên kết với các ngân hàng để tạo điều kiện cho các hộ gia đình thuộc làng nghề Tiền Phong được tiếp cận với vốn vay nhanh nhất. | ![]() |
Đối mặt với tình hình khó khăn chung, bài toán đặt ra là làng nghề dệt Tiền Phong phải có cách làm mới để thích nghi, tiếp tục sản xuất kinh doanh, đồng thời chuẩn bị cho bước phát triển trong thời tương lai. Việc thực hiện mục tiêu kép trong thời điểm hiện tại và phục hồi làng nghề khi hết dịch Covid-19 là xu hướng tất yếu mà từ doanh nghiệp lớn đến các cơ sở nhỏ lẻ đều phải linh hoạt thực hiện tốt.
Duy Huy
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...