Sản xuất phục hồi cuối năm

Chủ nhật, 21/11/2021 | 00:00:00
567 lượt xem

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2021 ước tăng 6,9% so với tháng trước. Dự báo hoạt động sản xuất công nghiệp trong 2 tháng còn lại của năm cũng sẽ bứt tốc để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu dịp cuối năm.

Những tháng cuối năm là giai đoạn cao điểm của ngành sản xuất đồ gỗ và nội thất. Từ sau giãn cách xã hội, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp này đã từng bước phục hồi và đang tăng trưởng mạnh mẽ trước nhu cầu của thị trường. 

Ông Lê Quốc Khánh – Giám đốc Nhà máy sản xuất Nội thất cao cấp Jager: 

"Lượng công nhân đã được bổ sung mới, đơn hàng tồn kho đã được luân chuẩn, các đơn hàng xuất khẩu đang tăng trưởng trở lại, các đơn hàng trong nước dồn dập. Tín hiệu rất tốt đối với hoạt động của công ty."


Còn doanh nghiệp này hoạt động cũng tích cực không kém. Dự kiến hoạt động sản xuất trong 2 tháng còn lại của năm, hoạt động sản xuất sẽ có thể phục hồi tích cực để đạt được mục tiêu trên 90% so với kế hoạch. Đây là kết quả đáng mừng trong giai đoạn nhiều khó khăn do đại dịch. 

Bà Lê Thị Hậu Phương – Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Việt Nam:

"Chúng tôi đang nỗ lực cố gắng hết sức để đạt được kế hoạch đề ra vì năm 2022 Tết đến sớm hơn đây là cơ hội tốt để phát triển doanh số và làm lại những gì đã qua mất thời gian rồi để đáp ứng được chỉ tiêu doanh số đó."


Theo Tổng cục Thống kê, bước sang tháng 10 năm nay, tình hình sản xuất công nghiệp đã cho thấy nhiều dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Hầu hết những ngành công nghiệp mũi nhọn, sản xuất hàng xuất khẩu đều đã phục hồi. Tính chung 10 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,9% so với tháng và  3,3% so với cùng kỳ năm trước. Điều  này cho thấy những giải pháp dập dịch và phục hồi kinh tế của Chính phủ có hiệu quả. 

Ông Phạm Đình Thúy - Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

"Chúng tôi cho rằng 2 tháng còn lại của năm là tháng 11 và tháng 12 sẽ là những tháng sản xuất công nghiệp bứt tốc và phục hồi cho nền kinh tế. 2 tháng này có thể đóng góp trên 80% sản xuất xuất khẩu cho Việt Nam."


Các chuyên gia kinh tế cho rằng, tháng 10/2021, hoạt động sản xuất kinh doanh đã phục hồi đáng kể, doanh nghiệp  có  thêm nhiều đơn hàng. Thế nhưng, điều đáng lo ngại là nguy cơ lạm phát tăng do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, chi phí nhân công, chi phí phòng chống dịch cao... Vì vậy, gói hỗ trợ về tài chính lúc này là rất cần thiết, để giúp doanh nghiệp phục hồi tốt hơn, có như vậy mới đảm bảo tăng trưởng nhanh những tháng cuối năm và cả cho năm 2022.

Theo TTXVN


  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...