Nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở ngưỡng 1,5 độ C và đạt được mục tiêu trung hòa khí thải carbon vào năm 2030, nhiều quốc gia đã đưa ra cam kết thực hiện và hỗ trợ các nước khác cùng nỗ lực chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp.
Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Liên minh châu Âu khẳng định tài trợ 8,5 tỷ USD cho Nam Phi, quốc gia phát thải nhiều carbon nhất tại châu Phi, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ sử dụng than đá sang các nguồn năng lượng sạch.
Nhật Bản cùng ngày cam kết viện trợ bổ sung 10 tỷ USD trong vòng 5 năm tới để hỗ trợ cho các nước châu Á hoàn thành mục tiêu trung hòa carbon. Tokyo cũng sẽ tăng viện trợ gấp đôi, lên mức 14,8 tỷ USD, để giúp nhiều nước khác trên thế giới thích ứng với biến đổi khí hậu và ngăn ngừa thiên tai.
Dự kiến trong hôm nay 3/11, Anh sẽ công bố kế hoạch chuyển đổi sang nền kinh tế ít phát thải carbon vào năm 2030, hướng tới đưa London trở thành Trung tâm tài chính đầu tiên trên thế giới đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Những kế hoạch này bao gồm các mục tiêu giảm nhẹ rủi ro khí hậu, đề ra các mục tiêu và biện pháp cụ thể để giảm dần phát thải carbon từ nay tới năm 2050.
Nguồn TTXVN
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...