Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thái Bình tăng cường các biện pháp phòng dịch, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Coi đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để duy trì sản xuất kinh doanh ổn định.
Công nhân qua buồng khử khuẩn trước khi vào làm việc
Kiểm tra thân nhiệt, khử khuẩn, đeo khẩu trang, khai báo y tế là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ ai khi tới làm việc tại Xí nghiệp May Hưng Hà, Tổng công ty May 10. Phòng dịch để duy trì sản xuất. Thông điệp “5K” về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đã và đang được cán bộ, người lao động nơi đây thực hiện nghiêm túc.
Chị Phạm Thị Thanh Lan - Công nhân, Xí nghiệp may Hưng Hà, Tổng Công ty May 10: “Công nhân rất là ý thức, thường xuyên đeo khẩu trang 100%. Trong quá trình ăn cơm ca thì có biện pháp làm vách ngăn và ăn cơm chia thành nhiều ca để giãn khoảng cách và sát khuẩn trước khi ăn và sau khi ăn”. | ![]() |
Người tuyên truyền phòng dịch tại xưởng sản xuất
Để nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành của gần 1.000 cán bộ, người lao động, doanh nghiệp làm tốt công tác tuyên truyền, cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện của từng bộ phận, mỗi thành viên trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
![]() | Ông Bùi Ngọc Mạnh - Chủ tịch Công đoàn Xí nghiệp may Hưng Hà, Tổng Công ty May 10: “Chúng tôi thường xuyên cập nhật tất cả thông tin của Bộ Y tế, Chính phủ, các công văn, công điện, cũng như là các thông báo thì chúng tôi thường xuyên tuyên truyền tới người lao động để người lao động nắm được các thông tin đó để tự giác bảo vệ bản thân mình và góp phần đẩy lùi dịch bệnh chung”. |
Công nhân sản xuất tại xưởng
Với đặc thù của ngành dệt may, mỗi đơn vị có từ vài trăm đến hàng nghìn người lao động. Do vậy, tùy theo tình hình thực tế, mỗi doanh nghiệp đều chủ động xây dựng kịch bản ứng phó cụ thể với từng cấp độ dịch bệnh có thể xảy ra, không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
![]() | Ông Tô Đình Thanh - Giám đốc điều hành Công ty Trách nhiệm hữu hạn HNJ: “Chúng tôi đã nhờ dịch tễ của Hưng hà phun khử trùng toàn bộ doanh nghiệp; xử lý không để xảy ra bất cứ trường hợp nào bị sốt tiếp tục làm việc trong cơ quan. Đối với những trường hợp ấy chúng tôi buộc phải yêu cầu là đi khám bệnh, điều trị tại nhà, sau khi hết sốt mới quay lại làm việc. Doanh nghiệp không tập trung đông người, đi lễ hội, để đảm bảo sức khỏe tốt, không lây lan trong cộng đồng”. |
Mỗi doanh nghiệp đều chủ động xây dựng kịch bản ứng phó cụ thể với từng cấp độ dịch bệnh
Cùng với chăm lo, bảo vệ sức khỏe người lao động, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thái Bình còn tích cực đẩy mạnh các phong trào thi đua tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng thời hạn, tạo dựng niềm tin với bạn hàng. Đây là những yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19, để có thể trụ vững, khẳng định thương hiệu trên thương trường.
Duy Huy
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...