Tại tọa đàm báo cáo kinh tế quý 2 và 6 tháng đầu năm 2020, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách dự đoán, sẽ có hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020, trong đó, khả năng cao tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ đạt 3,8% và ở khả năng thấp hơn, có mức tăng trưởng 2,2%.
Ở kịch bản cơ sở cho khả năng cao, dịch Covid-19 sẽ không tái phát trong nước trong khoảng thời gian còn lại của năm và hoạt động kinh tế nội địa dần trở lại bình thường. Tăng trưởng kinh tế cả năm ở mức 3,8%.
Ở kịch bản bất lợi hơn, dù khả năng xảy ra thấp, theo đó tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ ở mức 2,2%, dù dịch bệnh vẫn được khống chế hoàn toàn trong khoảng thời gian còn lại của năm.
Ở các kịch bản này, bệnh dịch trên thế giới tái bùng phát mạnh, sẽ ảnh hưởng nặng đến hoạt động xuất nhập khẩu, kéo theo đó là sản xuất trong nước tăng trưởng yếu. Dịch vụ lưu trú và ăn uống không có động lực hồi phục do thiếu khách du lịch nước ngoài, trong khi nhu cầu trong nước đối với loại hình dịch vụ này cũng hạn chế.
Nêu khuyến nghị chính sách, các chuyên gia cho rằng, do nguồn lực tài khoá hạn hẹp, cùng với việc chính sách tiền tệ bị ràng buộc với các mục tiêu về lạm phát và tỷ giá, Việt Nam không thể theo đuổi các chính sách vĩ mô theo cách tương tự một số nước khác.
Ông Nguyễn Đức Thành – Chuyên gia kinh tế Chính sách lớn của chúng ta là theo chính sách tài khóa mở rộng trong bối cảnh hiện nay, cái mở rộng đó theo chúng tôi được hiểu nên thu hẹp các khoản thu, tức là giảm tối đa các chi phí gánh nặng lên doanh nghiệp và người dân, thay vì chúng ta mở rộng theo cách mà chúng ta vẫn duy trì, chúng ta mở rộng cái chi tiêu quá mức, bởi vì hạ tầng của chúng ta trong việc phân bổ chi tiêu còn yếu kém | ![]() |
Bên cạnh đó, các chính sách an sinh xã hội nên được ưu tiên hàng đầu và cần được triển khai nhanh chóng, đúng đối tượng trước khi người dân rơi vào những bi kịch không đáng có. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh nguồn tín dụng vào nền kinh tế tuy nhiên lạm phát, lãi suất và tỷ giá cần được duy trì ổn định.
![]() | Ông Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia kinh tế Một trong những vấn đề quan trọng chúng ta phải thúc đẩy để ngành ngân hàng đẩy nhiều hơn nguồn vốn tín dụng vào nền kinh tế để hỗ trợ tăng trưởng, tuy nhiên việc đẩy tín dụng dưới nguyên tắc bảo toàn vốn và các ngân hàng không cho vay dưới chuẩn mà phải rất cẩn thận |
Các chuyên gia cũng nhận định, kinh tế Việt Nam năm 2020 phụ thuộc vào khả năng khống chế dịch không chỉ trong nước mà còn trên thế giới, tiến độ giải ngân đầu tư công, sự kỳ vọng từ Hiệp định EVFTA, làn sóng dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam, các chính sách hỗ trợ tăng trưởng.
Theo TTXVN
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...