Câu chuyện tiêu thụ nông sản gặp khó, trái cây tồn đọng, thừa mứa buộc phải “giải cứu” không chỉ xảy ra trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 này mà thường xuyên tái diễn trong những năm qua với ngành nông nghiệp Việt Nam. Do vậy, phải đầu tư mạnh vào khâu chế biến để đa dạng hóa sản phẩm và tăng tiêu thụ nguồn nguyên liệu.
"Giả cứu" dưa hấu do dịch bệnh Covid-19
Trồng theo phong trào, phá vỡ quy hoạch, chất lượng sản phẩm chưa cao, thiếu kho lạnh bảo quản, thiếu chuỗi liên kết tiêu thụ… là những điểm hạn chế đã được chỉ ra, qua đó đặt ra yêu cầu ngành nông nghiệp phải có giải pháp căn cơ tái cơ cấu và đổi mới quy trình sản xuất. Đặc biệt, phải đầu tư mạnh vào khâu chế biến để đa dạng hóa sản phẩm và tăng tiêu thụ nguồn nguyên liệu.
Chế biến thanh long tại nhà máy Nafoods Group
Mỗi ngày nhà máy Nafoods Group tiêu thụ khoảng 200 tấn thanh long, vừa sơ chế, xuất khẩu trái tươi trực tiếp sang thị trường Trung Đông, vừa chế biến cấp đông và làm nước ép cung cấp cho nhiều thị trường khác. Từ đầu năm 2020 đến nay, để kịp đơn hàng, nhà máy phải tăng lên 3 ca/ 1 ngày, vận hành tối đa kho lạnh, đồng thời thuê thêm 40 container lạnh để trữ hàng chờ chế biến.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT – TGĐ Nafoods Group Sau khi xuất khẩu quả tươi rồi, những sản phẩm không đủ chất lượng thì Nafoods đem vào chế biến. Trong hoàn cảnh hiện tại thì Nafoods vừa sản xuất hết các loại sản phẩm. Tiêu chuẩn để sản xuất chế biến không nhất thiết phải đủ về kích cỡ, nhưng chất lượng vẫn phải đảm bảo. | ![]() |
Việc doanh nghiệp tăng công suất chế biến góp phần rất lớn giúp tiêu thụ nông sản tồn ứ, nhất là với nhiều mặt hàng trái cây có thời gian sử dụng ngắn. Trước tình hình tiêu thụ nông sản đang khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong đó chỉ riêng mặt hàng thanh long và sầu riêng của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có thể tồn ứ tới trên 100.000 tấn, việc tăng cường chế biến là giải pháp số 1, vừa tiêu thụ hàng tồn vừa tăng giá trị cho nông sản hơn nhiều so với xuất khẩu thô.
![]() | Ông Đoàn Văn Phương, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Tiền Giang Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có 74 cơ sở chế biến. Hiện Sở Công thương đang tích cực làm việc với các doanh nghiêp này để tăng cường mua dự trữ chế biến, tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm. Trong điều kiện giá thành hiện nay đầu vào nguyên liệu đang rất phong phú và rẻ. |
Hiện tỷ lệ trái cây chế biến tại ĐBSCL chỉ mới chiếm 29% tổng sản lượng, cho thấy khâu chế biến dù đã được đầu tư nhưng còn khá khiêm tốn. Chủ yếu, các doanh nghiệp lớn mới đủ điều kiện đầu tư vào khâu chế biến, còn hầu hết các doanh nghiệp vẫn tập trung xuất khẩu trái cây tươi. Chưa kể cơ sở vật chất, quy trình, công nghệ cho chế biến ở nhiều nơi còn hạn chế, chưa được hiện đại hóa. Dù vậy, đầu tư vào chế biến sâu là hướng đi bắt buộc của các doanh nghiệp Việt Nam để tồn tại và phát triển giữa thời buổi cạnh tranh khốc liệt và những diến biến bất thường của thị trường.
Ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường Nông sản Tập trung vào công tác chế biến kể cả trong thời gian không có dịch bệnh thì những tổ hợp này vẫn phát huy tác dụng và điều đó chứng tỏ chúng ta phải đầu tư sâu vào khu vực này, cho phép các sản phẩm cấp đông, đa dạng như sấy khô, sấy dẻo mà không phải phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc như hiện nay. | ![]() |
Theo các chuyên gia, đầu tư mạnh vào khâu chế biến còn giúp ngành nông sản giảm bớt sự phụ thuộc vào một vài thị trường, bởi đáp ứng được nhu cầu sản phẩm đa dạng của các thị trường với văn hóa tiêu dùng khác nhau. Đi cùng với đầu tư cho chế biến là việc đảm bảo chất lượng sản phẩm chế biến.
![]() | PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM Phải tính đến vấn đề hàng nông sản rau củ quả đó không chỉ tập trung vào Trung Quốc mà phải sang các thị trường khác như Đông Nam Á, Ấn Độ…. Mà thời cơ chúng ta đang có là thị trường Châu Âu, nhưng nó đòi hỏi cái khâu về chất lượng, về mẫu mã, chủng loại sản phẩm, an toàn, xuất xứ hàng hóa phải đảm bảo. |
Tầm quan trọng và sự cần thiết của việc chế biến sâu đã được chỉ ra. Vấn đề còn lại là những cơ chế, chính sách phù hợp, để kích thích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, giải quyết tốt những hạn chế hiện nay về giá trị, chất lượng sản phẩm, đưa nông sản Việt tự tin bước ra thế giới.
Nguồn TTXVN
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...