Vì sao nông sản địa phương khó vào siêu thị

Thứ 2, 19/08/2019 | 17:02:40
878 lượt xem

Mặc dù nhiều mặt hàng nông sản, sản phẩm truyền thống của Đà Nẵng đã xây dựng được quy trình sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn chung. Thế nhưng để đưa các mặt hàng này vào tiêu thụ tại hệ thống các kênh bán lẻ hiện đại vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Thiếu thông tin kết nối, liên kết chuỗi trong sản xuất và kinh doanh giữa hợp tác xã, nông dân và doanh nghiệp được xem là một trong những nguyên nhân khiến nhiều mặt hàng nông sản truyền thống vốn là thế mạnh của địa phương khó chen chân vào kênh phân phối

Là vùng sản xuất rau an toàn của thành phố Đà Nẵng với diện tích 8 hecta chuyên canh các loại rau, củ, quả theo quy trình tiêu chuẩn VietGAP. Thế nhưng, mỗi ngày HTX Rau an toàn Túy Loan chỉ cung cấp 1,5 tấn rau, quả các loại  cho các trường học, quán ăn và một vài siêu thị mini. Do  không vào được chuỗi cung ứng của hệ thống siêu thị lớn, nên chỉ có có khoảng 40% tổng sản lượng rau, quả của Hợp tác xã này vào được kênh siêu thị, số còn lại xã viên phải thông qua thương lái để tiêu thụ tại các chợ nhỏ, lẻ. 

Bà Nguyễn Thị Hồng – HTX Rau an toàn Túy Loan, thành phố Đà Nẵng:

"Hằng ngày, HTX lấy trên dưới 2 tạ rau thôi, còn bao nhiêu tất nhiên là đem xuống chợ Túy Loan bán. Vì cái đầu ra của mình hắn khó ở  chỗ HTX chưa có cơ hội để tìm kiếm, nên chỉ có đầu ra mình chưa thuận lợi cho lắm."






Ông Bùi Dũng- GĐ HTX Rau an toàn Túy Loan, thành  phố Đà Nẵng:

"Các  vùng sản xuất chuyên canh thì sản xuất ra nhiều nhưng mà không tiêu  thụ được. Chính vì đó  giá thành, sản lượng rau Túy Loan chỉ đáp ứng được khoảng 40% cung cấp thị trường. Còn lại cũng ra các chợ trôi nổi thì  cũng khó cho các HTX và bà con nông dân sản xuất."

Đà Nẵng có hơn 50 HTX, cơ sở sản xuất hàng nông sản. Thành phố cũng có nhiều sản phẩm truyền thống, đã có thương hiệu như bánh tráng Túy Loan, nước mắm Nam Ô, các loại nấm… Một số HTX, làng nghề truyền thống cũng đã đầu tư, nghiên cứu, xây dựng các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Nhu cầu tiêu thụ nông sản tại Đà Nẵng khá cao, nhưng các mặt hàng này chỉ chiếm từ 5-10% tại các siêu thị, trung tâm thương mại. Theo các HTX, nguyên nhân chủ yếu khiến nông sản địa phương khó vào các kênh bán lẻ hiện đại chủ yếu  liên quan đến các thủ tục hồ sơ pháp lý rờm rà, mất nhiều thời gian. 

Ông Trần Ngọc Vinh – Chủ tịch Làng nghề nước mắm Nam Ô, thành phố Đà Nẵng: 

"Vừa rồi HTX chúng tôi cũng đưa vào siêu thị nhưng gây trở ngại khó khăn nhiều, vướng mắc. Thí dụ: muốn vào siêu thị phải đóng mặt bằng cho các siêu thị, phải đóng mã vạch cho siêu thị, phải chịu  giá trị gia tăng. Cho nên hiện nay hàng nước mắm Nam Ô  chỉ đưa cho các siêu thị nhỏ lẻ rồi TP.HCM, Hà Nội,bán sang Thái Lan, Lào."



Hiện nay, hầu hết các HTX đã đáp ứng được yêu cầu về đóng gói bao bì, mẫu mã, sản phẩm có dán tem mã truy xuất nguồn gốc. Nhưng để vào kênh phân phối của hệ thống siêu thị buộc cơ sở sản xuất, HTX phải tuân thủ một số quy định về chất lượng, số lượng, thời gian cung ứng hàng hóa. 

Chị Nguyễn Lương Nam Trân – Đại diện siêu thị tại Đà Nẵng 

"Để mà được vào siêu thị, trước hết các HTX có vùng đất trồng thì vùng đất  trồng đó thì phải được địa phương xác nhận là vùng đất đó trồng những  nông sản, thực phẩm gì là cụ thể. Thứ 2 nữa là phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, mà có thể hơn đó là VietGAP hay GlobolGAP và đồng thời tiếp theo nữa là phải có phiếu kiểm nghiệm theo Nhà nước mình quy định đó."

Thời gian qua, Đà Nẵng đã tổ chức nhiều cuộc liên kết, xúc tiến thương mại dể nâng cao giá trị của mặt hàng nông sản địa phương, song hiệu quả chưa cao. Hầu hết các đơn vị sản xuất vẫn rất khó khăn để vào các kênh phân phối hiện. Thiếu thông tin liên kết chuỗi đã khiến nhiều mặt hàng vốn là thế mạnh của các địa phương không thể cạnh tranh ngay trên sân nhà./. 

Theo Thông tấn xã Việt Nam

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...