Phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết, gắn với bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh theo hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn.
Đây là 1 trong 5 quan điểm chỉ đạo đáng chú ý được nêu tại Dự thảo Nghị quyết “Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết trên địa bàn tỉnh”, được bàn thảo tại Hội nghị Ban thường vụ Tỉnh ủy sáng ngày 13/6, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.
Nêu ý kiến tại hội nghị, các đại biểu thống nhất về sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết “Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết trên địa bàn tỉnh” ở thời điểm này. Đây là Nghị quyết mang tính thời sự và có tính khả thi cao, là quá trình đổi mới và sáng tạo, bảo đảm phát triển chăn nuôi hiệu quả, bền vững.
Đồng chí Nguyễn Hồng Diên - Bí thư Tỉnh ủy khẳng định, Nghị quyết này có vai trò quan trọng, nhằm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để thực hiện mục tiêu đưa ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi trâu bò nói riêng trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp toàn tỉnh. Đồng chí cũng thống nhất mục tiêu cụ thể: Đến 2020 phấn đấu có tổng đàn trâu, bò từ 70.000 con trở lên. Trong đó, 28.000 – 30.000 con trâu, bò cái nền, từ đó tuyển lựa để có từ 15.000 – 20.000 con trâu, bò cái nền trở lên đạt chuẩn. Đồng chí cũng thống nhất 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Dự thảo Nghị quyết. Trong đó, nhiệm vụ đầu tiên và cũng là quan trọng nhất là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, thay đổi cách làm, tạo đồng thuận cao trong tổ chức thực hiện. Cùng với đó, phải tiến hành quy hoạch vùng chăn nuôi, vùng trồng cây nguyên liệu làm thức ăn cho trâu, bò.
Video: 61319_ODIEN1.mp4
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị, trên cơ sở khung cơ chế chính sách đối với đàn trâu, bò cái nền, UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng nghiên cứu, ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ cụ thể phát triển đàn trâu, bò cái nền. Ngành nông nghiệp cùng với chính quyền các địa phương phải lập hồ sơ, quản lý theo dõi đàn trâu, bò cái nền một cách chặt chẽ. Tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người chăn nuôi, xử lý môi trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh. Đây cũng sẽ là 1 trong những cơ chế chính sách của tỉnh để khuyến khích phát triển chăn nuôi trâu, bò theo chuỗi liên kết.
Video: 61319_ODIEN2.mp4
Thái Bình cũng sẽ thu hút, hình thành doanh nghiệp lõi đồng thời khuyến khích hình thành các tổ, đội, hội, nhóm chăn nuôi. Doanh nghiệp lõi một mặt cung ứng con giống, thu mua phụ phẩm nông nghiệp chế biến phân vi sinh, giúp phát triển mô hình chăn nuôi theo hướng công nghệ, mặt khác sẽ thu mua đàn bò thương phẩm để vỗ béo và là cầu nối với thị trường. Tỉnh Thái Bình sẽ có cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu trâu, bò Thái Bình. Hình thành khu giết mổ tập trung, tiến tới xóa bỏ giết mổ nhỏ lẻ.
Bí thư Tỉnh ủy đề nghị tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp vào cuôc của các ngành, MTTQ, đoàn thể trong triển khai thực hiện Nghị quyết.
Thu Hà
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội...
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...