Sau khi dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ra khắp các huyện, thành phố và đến giờ vẫn chưa có biện pháp khống chế dịch, nên vấn đề tái ngành chăn nuôi đang được tỉnh Thái Bình quan tâm. Vì vậy, nuôi bò đang là một hướng đi mới.
Chúng tôi đến xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư được mọi người giới thiệu đến mô hình nuôi bò của ông Đỗ Xuân Phương được coi là lớn nhất nhì tại địa phương. Với số lượng nuôi khoảng 25 con.
Ông Đỗ Xuân Phương - xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư: Hàng năm, tôi nuôi theo hướng chăn thả. Nuôi bò dễ nuôi không dịch bệnh, tôi đã tận dụng đất quy hoạch khoảng 4 ha để trồng cỏ.
Mô hình nuôi bò của ông Đỗ Xuân Phường chủ yếu là giống bản địa với mục đích là gây giống và bán dạng bò thương phẩm. 10 con bò sinh sản, mỗi năm cho giá trị thu hoạch từ 100 triệu đến 120 triệu đồng.
Ông Đỗ Xuân Phường - Xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình: Trong thời gian tới, nếu có quy hoạch quỹ đất tôi muốn mở rộng diện tích trồng cỏ và nhập nuôi giống bò lai có trọng lượng cao và áp dụng biện pháp nuôi nhốt.
Ông Ngô Đăng Quyền - Chủ tịch Hội nông dân xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình cho biết thêm: Toàn xã có 30 hộ nuôi bò, nuôi với số lượng từ 2 đến 15 con theo hình thức nuôi thả, tận dụng bờ bãi, hiệu quả kinh tế cũng khá tốt.
Thực tế, cách nuôi bò theo cách tận dụng vùng đất đê để thả bò, hoặc tận dụng các phế phẩm từ nông nghiệp là thức ăn chính cho bò được coi là hướng nuôi chủ đạo tại xã Minh Lãng. Còn trồng cỏ như ông Đỗ Xuân Phường vẫn chưa có nhiều. Tuy nhiên, trồng cỏ cao sản phục vụ thức ăn cho bò quanh năm thì tại Minh Lãng chưa có hộ nào thực hiện, chủ yếu vẫn dùng cỏ tự nhiên.
Ông Ngô Đăng Quyền - Chủ tịch Hội nông dân xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư: Nuôi bò ở xã có kinh tế nhưng hiện nay chưa quy hoạch vùng nuôi nên môi trường bị hôi thối. Tôi mong muốn sau này sẽ có quy hoạch vừa mang lại hiệu quả kinh tế mà không bị ô nhiễm môi trường.
Thực trạng nuôi bò tại Minh Lãng cũng là tình trạng chung như ở nhiều xã khác trong tỉnh Thái Bình. Hiện nay, xã Phúc Thành, huyện Vũ Thư cũng có gần chục hộ chăn nuôi. Hướng đi của địa phương là phát triển nuôi bò theo hướng công nghiệp, kỹ thuật cao.
Ông Nguyễn Văn Bình - Chủ tịch UBND xã Phúc Thành, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình: Nuôi bò hiện nay tại xã có vài chục hộ nhưng chủ yếu vẫn là hướng chăn thả và các hộ nuôi nhỏ lẻ một vài con, còn nhiều khoảng hơn chục con. Sắp tới, chúng tôi sẽ quy vùng chăn nuôi khoảng 20ha đến gần 30ha để hộ nuôi nhiều hoặc doanh nghiệp vào nuôi theo hướng công nghiệp, áp dụng kỹ thuật tiên tiến nhất để chăn nuôi mang lại hiệu quả cao.
Phát triển nuôi bò được tận dụng vùng bãi ven các đê và đang được nông dân tại các địa phương khai thác. Do vậy, nếu nuôi bò theo hướng này phát triển với số lượng lớn sẽ làm ô nhiễm môi trường sống xung quanh. Để phát triển bò theo hướng bền vững cần có định sự định hướng quy hoạch của tỉnh Thái Bình đang có kế hoạch xây dựng Đề án chăn nuôi trâu bò theo chuỗi, trong đó có áp dụng chăn nuôi bằng đệm lót sinh học, kêu gọi các doanh nghiệp, cá nhân vào đầu tư nuôi bò theo chuỗi với số lượng lớn.
Bùi Minh
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội...
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...