Chiều ngày 4.6, đồng chí Đặng Trọng Thăng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Ngô Đông Hải - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy đi thăm một số mô hình chăn nuôi bò tại huyện Quỳnh phụ. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Hoàng Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Thái Bình có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi đại gia súc, nhất là trong bối cảnh bệnh dịch tả lợn Châu Phi hiện nay. Trong thực tế, nhiều hộ nông dân ở Thái Bình đã mạnh dạnh phát triển đàn bò đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Với nguồn thức ăn phong phú từ cỏ và rơm rạ tại chỗ, cách đây 3 năm, ông Vũ Đình Trường, xã An Tràng, huyện Quỳnh Phụ nuôi 20 con bò. Hiện nay, trang trại của ông đã phát triển trên 100 con. Chủ yếu là bò sinh sản.
Video: 60419_TIENGDAN1.mp4
Trên diện tích chuyển đổi vùng thấp trũng 2 ha, cách đây 4 năm gia đình ông Đỗ Văn Tuyện - xã Đồng Tiến, huyện Quỳnh Phụ phát triển đàn bò. Một phần gia đình ông nuôi bò sinh sản để cung cấp nguồn giống tại chỗ và nuôi bò thịt thương phẩm.
Ở trang trại này của ông Tuyện, không có 1 thứ gì bị bỏ đi. Nguồn thức ăn là cỏ voi do gia đình tự trồng, một phần thức ăn khác từ chính nguồn rơm rạ sau vụ thu hoạch. Phân bò được gia đình tận dụng để nuôi giun quế.
Video: 60419_TIENGDAN2.mp4
Theo các hộ nông dân này, đàn bò sinh trưởng phát triển rất phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của Thái Bình. Hơn nữa, dịch bệnh lại dễ kiểm soát. Mỗi năm, chỉ tiêm 2 lần phòng bệnh tụ huyết trùng và lở mồm long móng. Tuy nhiên, khó khăn nhất vẫn là nguồn vốn để phát triển chăn nuôi. Và nguồn nguyên liệu thức ăn nếu phát triển đàn bò.
Qua tham quan tìm hiểu thực tế, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Thái Bình trong bối cảnh bệnh dịch tả lợn châu Phi đang có diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nề cho phát triển chăn nuôi lợn trong cả nước nói chung, tỉnh Thái Bình nói riêng. Với điều kiện của Thái Bình, hoàn toàn phù hợp để phát triển chăn nuôi bò theo mô hình liên kết sản xuất. Trong đó, người chăn nuôi sẽ là chủ thể để tham gia vào một hoặc nhiều khâu của chuỗi liên kết này.
Video: 60419_OTHANG1.mp4
Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị ngành nông nghiệp chủ trì nghiên cứu Đề án phát triển chăn nuôi đại gia súc. Trong đó khuyến nghị rõ sẽ phát triển những mô hình như thế nào. Cơ chế hỗ trợ phù hợp đối với người chăn nuôi và đối với các doanh nghiệp. Người chăn nuôi sẽ tham gia vào khâu nào của chuỗi liên kết phát triển đàn bò.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng nhấn mạnh: Với mục tiêu chuyển đổi sinh kế cho người chăn nuôi, bảo đảm chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường và rộng hơn là cùng với Hà Nội, Hòa Bình, Thái Bình sẽ hình thành một ngành kinh tế về khai thác giá trị, phát triển chăn nuôi bò, trở thành trung tâm chuyển giao kỹ thuật trong chăn nuôi bò của cả nước.
Thu Hà
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội...
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...