Nền kinh tế Việt Nam có nhiều điểm nổi bật, tăng trưởng kinh tế trên đà hồi phục, tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dựa chủ yếu vào vốn. (Ảnh minh họa)
Tại buổi tọa đàm khoa học “Kinh tế Việt Nam 2016-2018 và dự báo tăng trưởng 2019-2020” do Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia tổ chức sáng 12/12, các đại biểu cho rằng, giai đoạn 2016-2018, nền kinh tế của nước ta có nhiều điểm nổi bật, tăng trưởng kinh tế trên đà hồi phục, tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dựa chủ yếu vào vốn. Năng suất lao động được cải thiện song vẫn ở mức thấp, công nghiệp chế biến, chế tạo phụ thuộc vào khu vực đầu tư nước ngoài; tác dụng của cải thiện môi trường kinh doanh chưa thực sự rõ nét, nợ công giảm nhưng nợ nước ngoài và nghĩa vụ trả nợ đang có xu hướng tiệm cận với giới hạn an toàn...
TS. Đặng Đức Anh, Trưởng ban Ban Phân tích và Dự báo, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia nhận định phát triển khu vực tư nhân; Cải cách thể chế và môi trường kinh doanh; Khoa học công nghệ và nâng cao năng suất lao động là động lực chính tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2019-2020.
"Mặc dù hiện nay các tổ chức quốc tế có dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2019-2020, trung bình 6,5-6,6%, nhưng nếu chúng ta tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế mà chúng ta đã thấy có những tín hiệu tích cực trong thời gian qua, đặc biệt là khu vực nông nghiệp và thực hiện các Hiệp định Thương mại thì chúng ta cũng phải đạt được trung bình 6,9% và nếu chúng ta đẩy mạnh cải cách đặc biệt là khu vực nhà nước và đầu tư công thì có thể tăng trưởng cao hơn trong thời gian tới", TS. Đặng Đức Anh nói.
Tuy nhiên, giai đoạn 2019 - 2020, Việt Nam đứng trước những rủi ro khi tăng trưởng kinh tế ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào khu vực có vốn đầu tu trực tiếp nước ngoài FDI. Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đang tập trung vào một số mặt hàng chủ yếu, vì vậy, khi có các vụ kiện hoặc xung đột thương mại tăng trưởng kinh tế sẽ ảnh hưởng rất lớn.
Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng và cung tiền đang ở mức cao và kéo dài tiềm ẩn rủi ro về nợ quốc gia và mất ổn định kinh tế vĩ mô. Tỷ lệ nợ công cao và nghĩa vụ trả nợ lớn cũng ảnh hưởng đến điều hành kinh tế vĩ mô cũng như khả năng giảm mặt bằng lãi suất.
Trong khi đó, thâm hụt thương mại của Mỹ tiếp tục tăng; dòng chảy FDI từ Trung Quốc không rõ ràng; Các Hiệp định Thương mại tự do FTA song phương và đa phương cũng sẽ tác động đến nên kinh tế Việt Nam trong thời gian tới./.
Theo Vov
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội...
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...