Thái Bình với những tiềm năng và lợi thế trong nông nghiệp nên quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình gắn với phát triển nông nghiệp bền vững. Cũng chính vì thế “Nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, giá trị kinh tế cao, đẩy mạnh xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao” nằm trong 5 đột phá chiến lược của tỉnh. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp hiện vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Mô hình trồng rau thủy canh hồi lưu của anh Hà Ngọc Lương ở tổ 26, phường Hoàng Diệu là một trong những mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại ở TP Thái Bình. Vườn rau được trang bị hệ thống đồng bộ từ nhà màng cho đến bàn thủy canh, nhà pha chế, nhà sơ chế theo đúng quy chuẩn. Tính ra chi phí ban đầu mà anh Lương bỏ ra để xây dựng nhà vườn để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là không nhỏ.
Anh Hà Ngọc Lương - Phường Hoàng Diệu (Thành phố): Đầu tư vào sản xuất nông nghiệp CNC thì rất tốn kém, yêu cầu về việc sẽ phải đầu tư cơ sở vật chất rất là nhiều. Hiện tại về điều kiện kinh tế tôi chưa có mình chỉ mới đầu tư được một mảnh vườn gần 400 m2. Theo như thống kê chi phí ban đầu trên 600 triệu đồng.
Vốn và kỹ thuật luôn là trở ngại với những nhà nông trẻ khi khởi nghiệp từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Cách đây hơn 1 năm, khi trở về quê lập nghiệp, anh Trần Xuân Tâm ở xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà đã gặp không ít khó khăn khi đưa giống dưa lưới vào trồng. Mặc dù cũng bỏ ra hơn 500 triệu đồng xây dựng nhà lưới, đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel nhưng do chưa nắm vững được kỹ thuật và tác động của thời tiết nên 2 vụ đầu trồng dưa, anh Tâm không được thu hoạch.
Anh Trần Xuân Tâm - Xã Tân Lễ (Hưng Hà): Trong quá trình đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tôi cũng gặp khó khăn như thị trường ngoài miền Bắc là thị trường mới, thời tiết khắc nghiệt hơn nhiều cho nên để làm được một sản phẩm dưa lưới đạt chất lượng cao đủ tiêu chuẩn xuất vào các cửa hàng và chuỗi thực phẩm sạch thì tương đối là khó và tôi vẫn đang phải thử nghiệm rất nhiều giống để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngoài ra vùng đệm cách ly ngoài nhà lưới chưa được tốt nên việc kiểm soát cũng tương đối khó.
Một trong những khó khăn trong quá trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đó là thị trường tiêu thụ. Hiện nay, một số cơ sở, doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như Doanh nghiệp Phương Nam, Công ty Giống cây trồng Thái Bình, HTX SXKD DVNN xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương ... đã có mạng lưới bán hàng cho sản phẩm của mình. Đó là các siêu thị, hệ thống phân phối, cửa hàng nông sản sạch. Tuy nhiên đối với nhiều mô hình khởi nghiệp khác, việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là cung cấp nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của một bộ phận người dân.
Anh Đặng Đức Hải - Phường Trần Lãm, TPTB: Sau 3 tháng đi vào hoạt động lượng rau của chúng tôi đang bán cho các hộ gia đình trên địa bàn thành phố. Hình thức bán hàng qua Facebook và Zalo. Lượng rau hiện tại cũng chưa đủ lớn để xuất vào siêu thị hay các cửa hàng thực phẩm sạch.
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu hướng chủ đạo và tất yếu trong xu thế hội nhập, là giải pháp mạnh, hiệu quả trong cơ cấu lại nông nghiệp. Tại Thái Bình đã có 132 tổ chức, cá nhân thực hiện việc tích tụ ruộng đất để sản xuất nông nghiệp tập trung hàng hóa với tổng diện tích tích tụ được là hơn 740 ha. Hiện tại nhu cầu doanh nghiệp đầu tư làm lĩnh vực này rất nhiều, với nhu cầu đã vào khoảng 10.000 ha.
Thực tế tại các địa phương cho thấy, diện tích đất manh mún, khó tích tụ cho doanh nghiệp phát triển quy mô hàng hóa là vướng mắc nổi cộm trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao hiện nay.
Bà Nguyễn Thị Hiền - Phó Chi Cục trưởng Chi Cục TT&BVTV Thái Bình: Khó khăn là nông dân cho thuê đất chỉ cho thuê ở những chỗ xấu, các doanh nghiệp phải có kinh phí lớn để cải tạo đồng ruộng, chỗ bờ xôi ruộng mật người ta ko cho thuê, nông dân có tư tưởng giữ đất.
Nông nghiệp công nghệ cao đang tạo ra những đột phá cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Bình. Nhu cầu phát triển lĩnh vực này đang rất lớn nếu được tháo gỡ về chính sách mạnh mẽ hơn nữa.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...