Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ghi nhận lãi tăng 28% so với năm 2017, song khoản nộp ngân sách lại giảm gần 1.540 tỷ đồng so với 2016.
Theo một báo cáo của EVN gửi Bộ Kế hoạch & Đầu tư đánh giá kết quả gần đây, sản lượng điện thương phẩm của ngành tăng đều trong 3 năm qua, từ 159 tỷ kWh năm 2015 lên 193 tỷ kWh vào năm 2017.
Nhờ đó, EVN ghi nhận doanh thu gần 300.000 tỷ đồng năm 2017, tăng khoảng 7,8% so với 2016. Trong đó, doanh thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ gần 295.000 tỷ đồng, còn lại thu từ các hoạt động tài chính 3.820 tỷ.
Năm 2017 EVN đạt lãi trước thuế 6.593 tỷ đồng, trong đó lãi từ công ty mẹ hơn 5.100 tỷ đồng, của các cổ đông không kiểm soát hơn 1.484 tỷ đồng. Theo tính toán, mức lãi này tăng 28% so với 2016, giúp tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng doanh thu tăng lên 2,2%.
Doanh thu, lãi tăng nhưng so với năm 2016, mức đóng góp vào ngân sách của EVN lại giảm 1.539 tỷ đồng (khoảng 7%), so với năm 2017.
Báo cáo cũng cho biết, tổng quỹ lương của tập đoàn này tăng lên dù tổng lao động giảm. Năm 2017, EVN dành gần 20.000 tỷ đồng chi quỹ lương cho 102.628 lao động. Trong khi với gần 104.000 lao động năm 2016, tập đoàn này chỉ dành hơn 18.933 tỷ đồng quỹ lương.
Công nhân sửa chữa trên lưới điện tại Hà Nội.
Đến cuối 2017, tổng công suất các nguồn điện là 45.400 MW, trong đó nguồn điện do EVN và 3 tổng công ty phát điện thuộc EVN sở hữu là 28.024 MW (chiếm 61,7% công suất đặt hệ thống).
Về giảm tổn thất điện năng, EVN cho hay, đã thực hiện nhiều biện pháp kỹ thuật, quản lý để giảm tỷ lệ tổn thất điện năng, giảm 0,7% trong ba năm 2015 - 2017.
Trong ba năm, "ông lớn" ngành điện cũng đảm bảo cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, sinh hoạt và phục vụ các sự kiện chính trị quan trọng, đặc biệt là Hội nghị cấp cao APEC 2017. Tổng sản lượng điện EVN cung ứng lên hệ thống điện quốc gia (sản xuất và mua) trong 3 năm qua là 529,8 tỷ kWh, bình quân tăng 10,31% mỗi năm. Tuy nhiên, giai đoạn trước mắt, nếu không phát triển thêm được các nguồn cấp điện, ngành điện phải đối mặt với nguy cơ căng thẳng điện miền Nam.
Báo cáo cũng cho biết, số tiền EVN dành cho kế hoạch đầu tư phát triển năm 2017 cũng giảm so với năm 2016, mức 118.231 tỷ đồng so với 133.362 tỷ đồng một năm trước đó.
Đến cuối 2017, EVN đã rót 126.117 tỷ đồng vào 9 tổng công ty 100% vốn nhà nước. Trong đó vốn tại 3 tổng công ty phát điện là gần 43.500 tỷ đồng, vốn tại Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia gần 24.600 tỷ đồng và phần còn lại cho 5 tổng công ty điện lực. Tập đoàn này hiện vẫn giữ trên 50% vốn điều lệ tại 3 công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện, với tổng vốn góp 279,6 tỷ đồng.
Năm 2018, ngành điện đặt mục tiêu doanh thu 328.958 tỷ đồng; vốn rót đầu tư 117.842 tỷ.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...