Trong khi ở nhiều địa phương người lao động phải đi khắp nơi để tìm việc thì tại xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy nhờ biết phát triển nghề truyền thống, du nhập thêm những nghề mới, người lao động đã tìm được việc làm ngay trên mảnh đất quê hương, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Cơ sở sản xuất hương của gia đình bà Đoàn Thị Bích ở thôn Lai Triều, xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy lúc nào cũng tất bật công nhân làm việc. Người se hương, phơi hương, người đóng gói. Với 6 lao động, mỗi tháng, cơ sở xuất ra thị trường 1,2 triệu nén hương. Không chỉ làm vào những ngày nông nhàn, cơ sở tập trung sản xuất quanh năm.
Bà Đoàn Thị Bích - Xã Thụy Dương: Từ ngày xây dựng NTM, đường sá đi lại thuận tiện, hương Lai Triều có mặt khắp các tỉnh thành trong cả nước. Hiện tại thu nhập người nhà mình làm được khoảng 5 triệu đồng/tháng còn những người mình thuê làm thì tháng trả người ta 4,5 triệu đồng.
Người dân Lai Triều gắn bó với nghề làm hương tính ra cũng đã trên 400 năm. Cứ đời nọ truyền cho đời kia, nối tiếp nhau giữ nghề. Trải qua bao thăng trầm, sản phẩm hương Lai Triều đã có được những phẩm chất mà ít địa phương nào sánh được, từ mùi thơm, độ bắt lửa đến hình thức. Phần lớn các công đoạn trong quá trình sản xuất đều được làm thủ công. Tuy số lượng hương sản xuất không được nhiều như làm bằng máy nhưng bù lại chất lượng đảm bảo, được người tiêu dùng ưa chuộng. Vậy nên hoạt động sản xuất diễn ra quanh năm, giải quyết việc làm cho trên 500 lao động trong thôn.
Bà Nguyễn Thị Hấng - Thôn Lai Triều, xã Thụy Dương: Nghề làm hương không kén nhân lực, nên tận thu được tất cả sức lao động nhàn rỗi, ai cũng có thể tham gia sản xuất được. Từ người già cho đến trẻ em đếm cái tăm rồi xoa lăn hương. Ở đây các em lên 9, lên 10 tuổi là bắt đầu biết làm hương rồi.
Năm 2004, làng nghề hương Lai Triều được UBND tỉnh Thái Bình công nhận là làng nghề truyền thống. Năm 2012, hương Lai Triều được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận thương hiệu độc quyền. Từ đó đến nay, người dân ngày càng mở rộng sản xuất, tăng giá trị kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm. Làng Lai Triều có 150 hộ dân thì có đến 61 % số hộ sản xuất hương thường xuyên.
Để tạo điều kiện cho làng nghề phát triển, chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện và định hướng cho làng nghề phát triển trên cơ sở các tiêu chí: chất lượng, uy tín và giá thành. Song song với đó việc quảng bá thương hiệu và tạo điều kiện đầu ra sản phẩm được xã kết hợp với phòng kinh tế hạ tầng huyện Thái Thụy và các cơ quan có liên quan tạo điều kiện giúp đỡ để làng nghề phát triển ổn định.
Cùng với việc phát triển nghề truyền thống, bằng sự năng động, nhạy bén với thị trường, người dân xã Thụy Dương cũng đã du nhập thêm nhiều nghề mới, tạo việc làm cho lao động địa phương. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, anh Nguyễn Văn Bình, thôn Lai Triều đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc hiện đại phục vụ cho việc sản xuất tăm tre. 5 năm qua kể từ ngày cơ sở đi vào hoạt động nhiều lao động ở trong xã Thụy Dương có việc làm, thêm thu nhập, đặc biệt là lớp người trung tuổi.
Bà Bùi Thị Len - Thôn Lai Triều, xã Thụy Dương: Công việc của nhà nông chúng tôi vừa trồng cấy vừa làm tăm thế này thì cứ khi nào vào vụ mùa thì chúng tôi phải nghỉ cấy rồi gặt. Những ngày không cấy gặt, chúng tôi có việc làm như thế này công việc rất ổn định. Ngày công của chị em tháng từ 2,5- 3 triệu đồng.
Cũng giống như nhiều địa phương khác trong tỉnh, ở xã Thụy Dương những năm gần đây nghề may mặc phát triển mạnh. Nghề may được mở rộng ở tất cả 6 thôn, kết hợp cùng với công ty may VINAP hiện đã trở thành nghề cho thu nhập chính ở địa phương.
Chị Nguyễn Thị Huyến - Thôn Đông, xã Thụy Dương: Cơ sở may gia công của gia đình chị thành lập từ năm 2010, sản xuất ổn định, công nhân có việc đều. Hiện tại cơ sở có 30 công nhân. Chúng tôi muốn mở thêm dây chuyền nữa vào đầu tháng 8 để tạo điều kiện cho người dân trong xã có việc làm.
Xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy về đích nông thôn mới từ tháng 12 năm 2014. Đảng ủy, UBND xã Thụy Dương xác định xây dựng nông thôn mới cái đích cuối cùng là mang lại cuộc sống tốt nhất cho người dân. Để giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được, xã Thụy Dương có chủ trương và cơ chế, khuyến khích đưa ngành nghề vào địa phương, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Ông Bùi Mạnh Tường - Chủ tịch UBND xã Thụy Dương: Xã Thụy Dương được UBND huyện Thái Thụy phê duyệt điểm CN- TTCN với diện tích 8,5 ha. Để tạo điều kiện cho việc phát triển CN- TTCN chúng tôi cùng các cơ quan của tỉnh, của huyện tổ chức quy hoạch tạo điều kiện cho các đơn vị có năng lực, có điều kiện đầu tư trên địa bàn. Chúng tôi cũng tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng về đường, hệ thống điện, công khai quy hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng và kêu gọi các doanh nghiệp, các đơn vị có năng lực đầu tư trên địa bàn để tạo điều kiện phát triển điểm CN- TTCN đã được quy hoạch
Với những việc làm, bước đi phù hợp, đúng đắn sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao hơn nữa đời sống người dân, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà xã Thụy Dương đặt ra.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...