Phát huy lợi thế của nuôi tôm nước lợ

Thứ 3, 10/10/2017 | 08:59:12
407 lượt xem

Thái Bình là tỉnh có tiềm năng nuôi tôm nước lợ. Tỉnh đang chỉ đạo các địa phương tiếp tục khai thác hiệu quả diện tích nuôi tôm nước lợ hiện có theo chiều sâu, đặc biệt là đẩy mạnh phát triển nuôi tôm công nghệ cao, đầu tư phát triển nuôi tôm trở thành ngành sản xuất công nghiệp, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu bền vững.

Hiện nay Thái Bình có hơn 2.900ha nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Để phát triển nuôi tôm nước lợ một cách bền vững, cho hiệu quả cao, các địa phương cần mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp theo hình thức thâm canh, áp dụng công nghệ mới, thân thiện với môi trường và duy trì phát triển nuôi tôm sinh thái bền vững. Giảm dần diện tích nuôi tôm sú quảng canh, quảng canh cải tiến. Hình thành một số vùng nuôi tôm chuyên canh có quy mô lớn, sản phẩm ổn định để có thể ký kết hợp đồng lâu dài với các nhà máy chế biến, xuất khẩu bảo đảm sản xuất bền vững. Đẩy mạnh áp dụng nuôi trồng thủy sản tốt, nuôi tôm có chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP) để nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị, hướng đến xây dựng thương hiệu cho tôm nước lợ.

Tỉnh Thái Bình phấn đấu đến năm 2020 sản lượng tôm đạt trên 10.200 tấn, giá trị sản xuất ước đạt hơn 1.000 tỷ đồng

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...