Sáng 22/11, với 410/456 đại biểu biểu quyết tán thành (83,16%), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư.
Theo đó, Quốc hội quyết định bổ sung thêm kinh doanh pháo nổ vào danh mục các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh được quy định tại Điều 6 (danh mục này hiện gồm 6 ngành nghề).
Quốc hội cũng đồng ý thay thế Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện bằng Phụ lục 4 mới. Danh mục mới gồm 243 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà thời gian qua, một số ý kiến cho rằng nên loại ra khỏi danh mục hoặc không nên bổ sung vào danh mục, vẫn được giữ nguyên như dự thảo. Đó là các ngành xuất khẩu gạo; sản xuất mũ bảo hiểm; kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô; sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, có ý kiến đề nghị bãi bỏ điều kiện kinh doanh đối với ngành, nghề xuất khẩu gạo.
Nhưng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng xuất khẩu gạo là một ngành đặc thù, liên quan đến an ninh lương thực quốc gia. Việc xuất khẩu gạo ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu gạo của Việt Nam trên thị trường gạo quốc tế, hơn nữa để đẩy mạnh liên kết giữa người sản xuất lúa với doanh nghiệp xuất khẩu thì xuất khẩu gạo cần phải được quản lý chặt chẽ, do đó xin giữ như dự thảo luật.
Tiếp thu ý kiến, dự luật cũng thu hẹp điều kiện về kinh doanh mũ bảo hiểm thành sản xuất mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.
Quá trình thảo luận, một số vị đại biểu đề nghị bổ sung một số ngành, nghề mới như: xăm hình vĩnh viễn; thám tử tư; rà phá bom, mìn, vật liệu nổ; kinh doanh chất phụ gia công nghiệp và chất phụ gia thực phẩm; kinh doanh thực phẩm chức năng, vào danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Có ý kiến khác đề nghị bổ sung kinh doanh vàng trên tài khoản vào ngành, nghề cấm kinh doanh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đây là những đề xuất mới mà cơ quan soạn thảo chưa có thời gian nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tác động, do đó, đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu để trình Quốc hội bổ sung trong thời gian tới.
Liên quan đến một số nội dung còn ý kiến nhiều chiều đã gửi phiếu xin ý kiến đại biểu, báo cáo giải trình cho biết, đa số đại biểu tán thành với việc giữ điều kiện kinh doanh đối với kinh doanh dịch vụ bảo hảnh, bảo dưỡng xe ôtô (290/439, chiếm 66,05%).
Đề xuất bổ sung ngành, nghề sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ôtô vào danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được 348/439 (chiếm 79,3%) đại biểu tán thành.
Luật này sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2017. Luật cũng quy định các ngành, nghề kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị và sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2017.
Luật này cũng bãi bỏ khoản 1 Điều 19 của Luật Đấu thầu và Điều 151 của Luật Xây dựng.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...