Với sức trẻ, năng động, dám nghĩ dám làm, quyết tâm vươn lên làm giàu, anh Đỗ Ngọc Thinh (sinh năm 1978) thôn An Để, xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã thành công với mô hình chăn nuôi bò theo hình thức nuôi nhốt cho lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Mô hình nuôi bò của gia đình anh Đỗ Ngọc Thinh (thôn An Để, xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư).
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nông nghiệp tại một xã thuần nông, biết rằng để có một cuộc sống khá giả nơi đây không phải là chuyện dễ nhưng anh Đỗ Ngọc Thinh (thôn An Để, xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư). luôn ấp ủ ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê mình. Đã từng bôn ba khắp nơi để kiếm sống kiếm tiền với đủ các nghề từ thợ hồ, sửa chữa điện tử, buôn bán, nhưng nhận thấy ở địa phương, vùng đất ven đê phù sa bồi đắp màu mỡ thuận tiện cho việc trồng cỏ nuôi bò, nên năm 2012, anh Thinh đã quyết định trở về địa phương và mạnh dạn thuê 10 mẫu đất ven đê để đầu tư phát triển chăn nuôi bò và trồng cây ăn quả.
Sau nhiều thời gian tìm hiểu về các giống bò, kỹ thuật nuôi bò, anh bắt tay vào xây dựng chuồng trại và mua 10 con bò cái lai Sind về nuôi theo hình thức nuôi nhốt. Đây là giống bò lai, dễ nuôi, ít dịch bệnh, có khả năng sinh sản tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời anh trồng cỏ voi và cỏ VA06 để làm nguồn thức ăn cho bò. Anh vừa làm vừa rừa rút kinh nghiệm và nhân rộng đàn bò của gia đình. Đến nay sau hơn 3 năm gắn bó với công việc, tổng đàn bò của anh có 35 con, trong đó 20 con bò cái sinh sản và 15 con bò thịt. Bê con sinh ra sau 6 tháng hoặc bò thịt bán trừ chi phí thu lãi khoảng 8 triệu đồng/con. Anh chia sẻ: “Nuôi bò nhốt chuồng không vất vả chăn dắt. Trong khâu chăm sóc bò, ngoài việc đảm bảo đủ nguồn thức ăn thô và thức ăn tinh cho bò, anh luôn chú trọng tới khâu vệ sinh phòng bệnh nên đàn bò nhà anh sinh trưởng phát triển khỏe mạnh”. Ngoài ra, anh còn tự thụ tinh nhân tạo cho đàn bò sinh sản của gia đình và đàn bò của bà con trong huyện. Không chỉ nuôi bò, anh đã tận dụng nguồn phân bò giàu dinh dưỡng để kết hợp trồng một số giống cây ăn quả cho năng suất cao như: ổi, chuối tây, bưởi chanh. Nhờ chăm sóc chu đáo, ổi và chuối tây trong vườn nhà anh đã cho thu hoạch được nhiều vụ, bưởi, chanh cũng đang vào vụ trái đầu tiên.
Làm kinh tế với phương thức áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chính là cách giúp anh Đỗ Ngọc Thinh vượt qua khó khăn vươn lên làm giàu. Mô hình trang trại của anh trừ chi phí cho thu nhập bình quân 15 triệu đồng/ tháng và giải quyết công ăn việc làm cho 2 lao động nông nhàn trong thôn với thu nhập hàng tháng là 3 triệu đồng.
Biết phát huy tiềm năng lợi thế của quê hương cùng với ý chí, tinh thần ham học hỏi anh Đỗ Ngọc Thinh đã tìm được hướng đi thích hợp trên mảnh đất quê mình. Trang trại của anh đã gặt hái được những thành công ban đầu. Trong tương lai không xa anh Thinh sẽ thực hiện được ước mơ làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...