Nhắc đến bà Phạm Thị Tính, thôn Tây Phú, (xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) nhiều người biết vợ chồng bà là người tiên phong trong việc đưa cây lên rừng trồng, mỗi năm cho thu nhập hơn 1,5 tỷ đồng. Chẳng những làm kinh tế giỏi, bà Tính còn giúp làng nghề của xã Thượng Hiền có nguồn nguyên liệu duy trì sản xuất.
Mô hình ươm cây giống của vợ chồng bà Phạm Thị Tính.
Mô hình ươm cây từ cây Lâm nghiệp, cây ăn quả, cây bóng mát và cây lấy gỗ của vợ chồng bà Phạm Thị Tính được hình thành từ năm 2003. Lúc đầu, ông bà vận động 17 hộ thành lập một tổ, mạnh dạn chuyển đổi các diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang thâm canh cây mây giống. Với diện tích ban đầu 1,1 mẫu vườn tạp và 1,6 mẫu ruộng chuyển đổi, tổ đã ươm gần ba triệu cây mây giống. Năm 2005, Công ty cổ phần thương mại sản xuất và phát triển mây song Dũng Tấn được thành lập. Năm 2007, công ty có thêm 17 hộ thành viên mới xin gia nhập, đưa diện tích sản xuất lên 2,7 ha, ươm được 20 triệu cây mây giống, 20.000 cây sưa giống, 50.000 cây keo giống và 30.000 cây cau tứ quý.
Đến năm 2016, diện tích trồng cây giống đã được vợ chồng bà Tính mở rộng diện tích đến gần 5.000 m2 nhờ việc thuê mua đất từ các hộ dân khác. Hiện nay, trên diện tích đất hiện có, Công ty cổ phần thương mại sản xuất và phát triển mây song Dũng Tấn ươm đủ các loại cây từ cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây bóng mát và cây lấy gỗ.
Ít người biết rằng, được như bây giờ vợ chồng bà Tính đã phải mất nhiều tiền, công sức vào đó. Việc thiếu kinh nghiệm, kiến thức kỹ thuật nên việc ươm, nhân cây giống thất bại nhiều lần. Bên cạnh đó, mưa bão, úng lụt đã làm chết hàng loạt cây giống của gia đình bà. Tuy nhiên, không chịu khuất phục Bà cùng gia đình và sự hỗ trợ của mọi người, mô hình vườn ươm cây giống đã cho thu hoạch tốt. Từ mô hình chỉ có cây mây giống, đến nay công ty đã phát triển cung cấp đa dạng các loại cây. Theo các dự án, cây mây được đưa lên rừng trồng; cây sú, cây vẹt đưa xuống biển trồng vùng rừng ngập mặn; cây ăn quả, cây bóng mát trồng tại các hộ gia đình, khuôn viên công cộng. Mỗi năm thu nhập từ bán giống cây của Công ty khoảng trên 1,5 tỷ đồng.
Bà Phạm Thị Tính – Giám đốc Công ty cổ phần Song Mây Dũng Tấn mong muốn : “Tôi cũng muốn các ngân hàng tạo điều kiện cho chúng tôi vay vốn 3-5 năm để chúng tôi nghiên cứu trồng cây con, cây ăn quả. Thời gian cũng phải từ 3 đến 5 năm thì cây mới xuất ra được, lúc đó mới quy vòng được vốn. Nếu cho vay chỉ trong 1 năm thì chúng tôi không thể tái sản xuất ngay được.”
Từ thực tế địa phương, nguồn nguyên liệu phục vụ làng nghề truyền thống mây tre đan của xã đang cạn kiệt, từ ý tưởng ban đầu “ươm cây giống để giữ làng nghề”. Nghĩ là làm, bà và gia đình quyết định tạo ra giống cây mây nếp mới cho năng suất, chất lượng cao. Bà đã lên các tỉnh như: Hòa Bình, Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa và một số tỉnh Tây Nguyên để học hỏi và hợp đồng với nông dân trồng mây cung cấp nguyên liệu.
Mô hình vườn ươm cây giống của bà Tính, xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương được cho là mô hình tích tụ ruộng đất đầu tiên của huyện Kiến Xương giúp người dân làm giàu, đây là hướng đi đúng mở ra hướng đi cho nhiều nông dân trong xã và trong huyện có thể chuyển đổi, tích tụ ruộng đất để phát triển kinh tế. Để giúp các mô hình như thế phát triển, xã Thượng Hiền cũng đã có cơ chế, chính sách tạo điều kiện nhất định. Về vấn đề này, ông Tạ Văn Hải- Chủ tịch UBND xã Thương Hiền (huyện Kiến Xương) cho biết: “Công ty cổ phần Song Mây Dũng Tấn địa chỉ ngay tại xã Thường Hiền, trồng cây mây giống phù hợp với việc cung cấp nguồn giống cho xã làng nghề chúng tôi. Ngoài tích tụ ruộng đất, công ty còn phát triển cây ăn quả, cây bóng mát. Trong thời gian tới, chúng tôi tạo điều kiện cho công ty tích tụ ruộng đất, sản xuất nông nghiệp có hiệu quả. Nhưng để công ty và nhiều người dân đã tích tụ ruộng đất phát huy hiệu quả, tôi đề nghị các ngân hàng tạo điều kiện cho những người tích tụ ruộng đất được vay vốn dài hạn hơn.”
Mây giống góp phần cung cấp nguyên liệu cho làng nghề mây, tre đan xuất khẩu của xã Thượng Hiền.
Hiện nay, Công ty cổ phần Song mây Dũng Tấn do bà Tính làm chủ đã tạo việc làm cho nhiều phụ nữ trong xã có công ăn việc làm, có thêm thu nhập cho gia đình.
Bà Bùi Thị Thảo - Chủ tịch Hội LHPN xã Thượng Hiền (huyện Kiến Xương) nhận xét: “Chị Tính là chị cùng chồng xây dựng mô hình trồng cây trong những năm tháng khó khăn, chị đã tích tụ được ruộng đất. Mặc dù chồng bị bệnh nhưng chị đã khắc phục khó khăn từ cơ sở giờ đã phát triển thành công ty, chị đã tạo việc làm cho nhiều chị em là hội viên phụ nữ xã”.
Mô hình tích tụ ruộng đất để phát triển kinh tế của bà Tính đã cho hiệu quả rõ rệt, mở ra hướng đi cho nhiều nông dân trong và ngoài xã chuyển đổi. Tích tụ đất đai để làm giàu chính đáng, đồng thời, tạo việc làm, có thu nhập ổn định cho nhiều người dân khác ngay tại địa phương. Bên cạnh đó, mô hình của vợ chồng bà Tính còn góp phần duy trì nguyên liệu phục vụ làng nghề mây, tre đan xuất khẩu.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...