Đã từ rất lâu, về với Kiến Xương( Thái Bình) , người ta không thể không đến thăm làng nghề chạm bạc truyền thống Đồng Xâm, xã Lê Lợi. Bởi đến đó, mọi người cảm nhận được sức sống lâu bền, cảm nhận được sự sáng tạo của những người thợ chạm bạc nơi đây .
Thợ làng nghề say sưa với nghề chạm trổ trên chất liệu bạc (đồng) tại Đồng Xâm.
Đến làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, tới đầu làng ta đã có thể nghe được những âm thanh đều đều, thánh thót của tiếng búa, những âm thanh từ những dụng cụ chạm trổ của những người thợ khéo léo đang cố công tạo ra những sản phẩm nghệ thuật mà không phải nơi đâu cũng có.
Năm 2015, giá trị sản xuất từ các làng nghề này đã đạt gần 200 tỷ đồng, trong đó từ nghề chạm bạc đạt gần 140 tỷ đồng. Lao động thu hút của 3 xã Lê Lợi, Hồng Thái và Trà Giang là trên 5.000 người. Thu nhập bình quân của người lao động ổn định và tăng dần theo tay nghề.
Bà Lê Thị Thúy (thôn Phú Ân, xã Lê Lợi) cho biết: “ Tôi làm ở đây gần chục năm rồi, công việc ổn định. Thu nhập bình quân một tháng của tôi được 3 triệu.”
Trong cái nhộn nhịp, tấp nập của không khí đón xuân, đến làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, không khí làm việc cần mẫn, tỉ mỉ của những người thợ ở đây cho ta hiểu sắc xuân, trời xuân và cảnh xuân có thể đến từ những điều rất bình dị như tất cả những người thợ đã , đang miệt mài với nghề. Không kể tuổi tác, từ bao đời nay, như một duyên nghiệp, cha truyền con nối, nhiều bạn trẻ ở Đồng Xâm đã chọn cho mình lối đi riêng , tìm nghề mới song cũng không ít người trẻ tuổi vẫn gắn bó, yêu mến nghề chạm bạc, tiếp tục phát triển nghề truyền thống như một sự thể hiện tình yêu, sự gắn bó với quê hương. Cũng bởi nhờ có những người tâm huyết với nghề.
Ông Nguyễn Hữu Giáp - Chủ doanh nghiệp Chạm Bạc Doanh Nhâm đang truyền nghề cho thợ.
Ông Nguyễn Hữu Giáp - Chủ doanh nghiệp Chạm Bạc Doanh Nhâm (thôn Hữu Bộc, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương) chia sẻ: “ Đã làm từ lâu nghề của ông cha để lại, chúng tôi luôn luôn cải tiến mẫu mã và truyền nghề cho ai yêu mến, say mê với nghề chạm bạc Đồng Xâm. Chúng tôi luôn luôn giữ bản sắc của Chạm bạc Đồng Xâm là: Làm đúng, giá cả hợp lý”.
Khách mua các sản phẩm tại chạm bạc Đồng Xâm.
Những cố gắng gìn giữ và phát huy nghề đã được ghi nhận. Tháng 12 -2015, làng nghề chạm bạc Đồng Xâm được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp thương hiệu. Đây là tín hiệu mừng cho những người làm nghề này, tuy nhiên, cũng không khỏi lo lắng. Ông Nguyễn Văn Ngoan - Chủ tịch chi hội Mỹ nghệ Chạm Bạc Đồng Xâm tâm sự: “ Nghề chạm bạc Đồng Xâm của chúng tôi đã có 600 năm tuổi, tên tuổi đã có còn thương hiệu đúng là đến bây giờ chúng tôi mới làm được. Do vậy, để làm đúng với bản chất của thương hiệu không phải dễ, chúng tôi đang định hướng và truyền đạt cho người làm nghề và những người thợ chạm bạc Đồng Xuân phải tuân thủ.”
Nhiều sản phẩm trang sức được sản xuất tại chạm bạc Đồng Xâm.
Nghệ thuật đem đến cho con người sự thư thái, tĩnh lặng nơi tâm hồn. Nghề thuật chạm trổ trên chất liệu bạc (đồng) tại Đồng Xâm cũng có sứ mệnh riêng, bên cạnh việc tạo ra tác phẩm nghệ thuật còn góp phần làm giàu cho quê hương Lê Lợi, tạo bản sắc riêng cho huyện Kiến Xương và nét văn hóa đặc sắc của người dân Thái Bình.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...