Sò huyết là loại vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Quy trình nuôi không quá phức tạp, có thể nuôi trong môi trường nước mặn lợ, phù hợp với điều kiện thực tế của nhiều địa phương trong tỉnh. Năm 2014, Sở KH&CN tỉnh Thái Bình triển khai mô hình nuôi sò huyết thương phẩm tại xã Nam Cường, huyện Tiền Hải. Đến nay, mô hình đã đạt được những kết quả tích cực.
Mô hình sò huyết tại xã Nam Cường, huyện Tiền Hải
Hiện mô hình nuôi sò huyết thương phẩm đang được thực hiện tại xã Nam Cường trên diện tích 5.000 m2 đầm nuôi. Mật độ thả ban đầu là 80 con/m2. Dự kiến mô hình thu được khoảng 2,8 – 3 tấn sò thương phẩm. Với giá thị trường hiện nay từ 100.000 – 120.000đồng/kg, trừ mọi chi phí còn lãi khoảng 100 triệu đồng/ 5.000 m2 nuôi trồng.
Theo quy trình kỹ thuật thì số lượng sò trên 1 m2 còn có thể lên tới khoảng 200 con. Như vậy, năng suất vẫn có thể tăng gấp 1,5 lần ( hiệu quả 1 ha nuôi sò huyết có thể lên đến 400 – 500 triệu đồng).
Kỹ sư Phạm Văn Nghiệp – Chủ nhiệm đề tài nuôi sò huyết
thương phẩm chia sẻ thành công:“ Khi chọn giống chúng ta nên chọn giống sò có màu sắc trong sáng, nguồn giống sò như chúng tôi nuôi thì chúng tôi chọn giống sò ở huyện Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. .. Chúng ta nên chú ý độ PH, độ mặn, độ PH từ 7,5 - 8,5 và độ mặn thì cho phép con sò phát triển nó vào khoảng 10 -17 phần nghìn và con sò có thể sống trong điều kiện thời tiết thuận lợi, nhiệt độ đến tầm 30 độ C.”
Từ kết quả của mô hình nuôi sò huyết ở Nam Cường, Sở KH&CN tỉnh tiếp tục kết hợp với các cơ quan khoa học ở Trung ương, các viện nghiên cứu để hoàn thiện mô hình nhằm nâng cao hơn nữa năng suất, hiệu quả nuôi trồng. Đồng thời, mở nhiều buổi hội thảo, lớp tập huấn để phổ biến kiến thức và kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi sò đến người dân các xã ven biển. Khuyến khích người dân thử nghiệm mô hình theo hướng mới - nuôi sò huyết theo hình thức quảng canh cùng tôm thẻ chân trắng hoặc tôm sú.
Thu hoạch Sò huyết
Ông Nguyễn Mạnh Khương - Phó Giám đốc Sở KH&CN Thái Bình cho biết: “Chúng tôi sẽ có tham mưu với UBND tỉnh trong việc tạo cơ chế hỗ trợ cho nhân dân khu vực nuôi ven biển trong chủ động ươm tạo giống cung cấp cho bà con. Thứ hai, cùng các cơ quan chức năng khác khi triển khai rộng sẽ tính đến đầu ra.”
Mô hình Sò huyết sẽ được nhân rộng tại xã Nam Cường trong thời gian tới
Ông Hoàng Văn Sang, Chủ tịch UBND xã Nam Cường nói: “ Để mô hình này tiếp tục phát triển trong thời gian tới, nhân rộng trên địa bàn xã Nam Cường, chúng tôi sẽ tiếp tục chọn những hộ có kinh nghiệm, có điều kiện, đặc biệt, phải đam mê với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, để làm sao có chủ động trong đầu tư thực hiện nuôi được bền vững.”
Việc nhân rộng mô hình nuôi sò huyết thương phẩm sẽ mở ra hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản và phát triển kinh tế cho các địa phương ven biển.
Hà My
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...