Tháng 8, tháng 9 hàng năm là thời gian cao điểm của mùa mưa bão. Mưa bão xảy ra ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân. Chính vì thế, ngay từ đầu mùa mưa bão năm nay, các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản đã lên kế hoạch phòng chống.
* Những số liệu đáng nhớ từ cơn bão số 8 năm 2012
Trang trại đổ gục không hồi phục | Lợn chết hàng loạt |
Hình ảnh tư liệu về cơn bão số 8 năm 2012
Cách đây 3 năm, khi bão số 8 năm 2012 đổ bộ vào Thái Bình, nhiều khu chuồng chăn nuôi đổ gục, không thể phục hồi được. Hàng trăm con lợn bị sắt, thép, đá, gạch đè chết. Hơn 8.000 ha nuôi trồng thủy sản bị ngập. Hơn 1.400 chòi canh ngao đổ hoàn toàn. Nhiều diện tích rau màu, lúa chín ngập chìm trong biển nước.
Những hình ảnh đó có lẽ đã hằn sâu vào trong tâm trí người nông dân Thái Bình trong suốt 3 năm qua. Và những thiệt hại mà bão số 8 năm 2012 để lại như một lời nhắc nhở các hộ chăn nuôi mỗi khi mùa mưa bão về.
* Cách phòng chống mưa bão của các chủ gia trại, trang trại
Rút kinh nghiệm từ những trận mưa bão các năm trước, ngay khi bước vào mùa mưa bão năm nay, gia đình anh Trần Văn Hưng, thôn Hợp Long, xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư đầu tư hơn 200 triệu để tu sửa và xây mới chuồng trại kiên cố.
Cùng với đó, anh cũng mua thêm máy phát điện để chủ động nguồn điện phục vụ cho hoạt động chăn nuôi của gia đình. Theo anh Hưng, số tiền đầu tư vào xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm các thiết bị là khá lớn, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc sẽ giúp anh yên tâm hơn khi mùa mưa bão đến.
Anh Trần Văn Hưng chuẩn bị che chắn chuồng trại
“ Thái Bình là một trong những nơi bão hay đổ bộ. Cùng với lãnh đạo chính quyền địa phương, gia đình tôi cũng đã tích cực, chủ động phòng chống bão để tránh mọi thiệt hại trong chăn nuôi như: Làm hệ thống tôn bạt chắn xung quanh chuồng trại và hệ thống nẹp bằng tuýp sắt trên mái chuồng trại.”Anh Trần Văn Hưng cho biết.
Không riêng gì gia đình anh Hưng mà nhiều hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trong xã Việt Thuận cũng đều nêu cao tinh thần chủ động ứng phó với mưa bão. Trang trại chăn nuôi tổng hợp của gia đình ông Nguyễn Văn Trường ( thôn Thuận An, xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư) là một trong những trang trại lớn nhất nhì của xã. Ngoài 8.000 m2 diện tích mặt nước nuôi cá, ông còn xây dựng các khu chăn nuôi gà, ngan, vịt. Trong chuồng nuôi của gia đình có gần 2.000 gia súc, gia cầm. Chăn nuôi với số lượng lớn như thế nên ông Trường không thể lơ là, chủ quan mỗi khi mùa mưa bão đến. Ông Nguyễn Văn Trường chia sẻ: “ Rút kinh nghiệm từ những năm trước, gia đình đã khơi thông dòng chảy, củng cổ kèo và chuẩn bị bao cát, gia cố thêm gạch để giữ nặng cho mái. Nếu ngập úng thì di chuyển những con vật mới còn ít tuổi lên để phòng chống bão.”
Trang trại nhà anh Trần Văn Hưng
Bên cạnh việc chú trọng sửa sang chuồng trại, chuẩn bị những trang thiết bị cần thiết thì các hộ chăn nuôi đã tăng cường công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn gia súc, gia cầm nhằm nâng cao sức đề kháng phòng, chống lại các tác động bất lợi của thời tiết, hạn chế phát sinh dịch bệnh. Ngoài việc cung cấp đầy đủ thức ăn, dưỡng chất cần thiết cho vật nuôi thì công tác tiêm phòng dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi cũng được thực hiện một cách thường xuyên. Đó cũng là cách để giảm thiệt hại cho người chăn nuôi khi mùa mưa bão đến.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn, thời tiết có khả năng diễn biến phức tạp, mưa bão bất thường. Dự báo trong năm 2015 sẽ có khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Thái Bình. Lượng mưa trong các tháng cao điểm mùa mưa có xu hướng tăng 5-10%. Trong mùa mưa bão, diện tích nuôi trồng thủy sản là vùng có nguy cơ ngập úng lớn nhất, gây thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất. Vì thế bắt đầu vào mùa mưa năm nay, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản đã bán bớt lượng cá, tôm để tránh thất thoát.
Tiêm phòng cho lợn để tăng cường sức đề kháng khi mùa mưa bão đến
Bên cạnh đó, các hộ đã chủ động kè hệ thống ao, đầm; gia cố thêm các đường thoát nước để bảo vệ diện tích nuôi thủy sản trong mùa mưa.
Cùng với sự chủ động của người dân thì Ngành Nông nghiệp cũng đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn các hộ nuôi trồng thủy sản những biện pháp chủ động ứng phó với mưa bão trên các phương tiện thông tin đại chúng để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do mưa lớn gây ra. Ông Trần Văn Hoàn- Phó Chủ nhiệm Vùng Nuôi trồng thủy sản Thái Đô, huyện Thái Thụy cho biết : “ Để triển khai xử lý trước khi mưa và sau khi mưa, hàng tháng mỗi đợt lấy nước, chúng tôi đều thông báo với bà con chuẩn bị vôi khử trùng xung quanh bờ. Sau khi mưa, té nước bảo vệ cho con tôm, con cá. Khi mưa lớn, Ban Quản lý kết hợp với thủ cống ra nước rất điều hòa nên không gây úng lụt cho vùng nuôi trồng thủy sản”.
Thiên tai thường bất ngờ và phức tạp, nhưng với sự chủ động, cảnh giác của mỗi người dân sẽ là yếu tố quan trọng để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do mưa bão gây ra.
Thu Trang
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...