Cục Trồng trọt sẽ tiếp tục đề xuất với Bộ NN&PTNT những chính sách phù hợp để giúp đỡ tối đa các doanh nghiệp trong và ngoài nước tháo gỡ khó khăn, tổ chức sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại Việt Nam.
Các tổ hợp lúa lai F1 thế hệ mới tích hợp nhiều gene quý có tiềm năng cho năng suất cao, khả năng thích ứng rộng, kháng bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, có chất lượng cao hơn và có hương thơm… Đây chính là niềm tự hào của lúa lai Việt Nam.Tổng sản lượng hạt lai F1 sản xuất trong nước cả năm ước đạt khoảng 5.000 tấn, lần đầu tiên đáp ứng khoảng 40% nhu cầu hạt lai F1 của Việt Nam.
Lúa lai F1 đã khẳng định được chất lượng tại Việt Nam ( Nguồn: Internet)
Thực tế, hiện nay cả nước chỉ còn khoảng 20 doanh nghiệp duy trì sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Thị Trâm, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, chuyên gia đầu ngành về chọn tạo giống lúa lai của Việt Nam chia sẻ ngành chọn tạo giống lúa lai Việt Nam đã trải qua 3 giai đoạn cơ bản. Giai đoạn đầu tiên: Sử dụng hạt lai F1 nhập nội, khảo nghiệm thích ứng và đưa vào sản xuất, giai đoạn này ngành sản xuất lúa lai của Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn giống nước ngoài. Giai đoạn thứ hai: Các nhà khoa học trong nước đã chọn tạo được các dòng bố mẹ tốt, đặc biệt là các tổ hợp lúa lai hai dòng triển vọng mang thương hiệu Việt Nam đầu tiên, đồng thời xác định được các vùng nhân dòng bố mẹ và vùng sản xuất hạt lai F1 phù hợp. Giai đoạn 3 (hiện nay): Đã có bước tiến vượt bậc về chất, các thế hệ học trò đã cùng các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu và chọn tạo được các tổ hợp lúa lai F1 thế hệ mới tích hợp nhiều gene quý có tiềm năng năng suất cao, có khả năng thích ứng rộng, khả năng kháng bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, có chất lượng cao hơn và có hương thơm… Đây chính là niềm tự hào của lúa lai Việt Nam.
Tìm hướng phát triển bền vững cho lúa lai F1, ông Phạm Quang Dương, Giám đốc Chi nhánh miền Bắc, CTCP giống cây trồng miền Nam cho biết, các đơn vị nhập khẩu hạt giống bố mẹ từ nước ngoài sản xuất hạt lai F1 tại Việt Nam hầu hết đều không ổn định và không có nhiều lợi nhuận.
Ông Dương khẳng định chỉ có các đơn vị chủ động được nguồn cung giống bố mẹ trong nước hoặc tự sản xuất được giống bố mẹ, kiểm soát được chất lượng hạt giống bố mẹ thì sản xuất hạt lai F1mới ổn định và có lãi, cộng thêm giá trị gia tăng do người nông dân được hưởng lợi trong chuỗi sản xuất sẽ tạo nên hệ thống bền vững trong sản xuất hạt giống lúa lai F1.
Năm 2014, Bộ NN&PTNT đã đầu tư nguồn lực rất lớn cho Dự án sản xuất hạt giống lúa lai F1 trong nước giai đoạn 2014-2016.
Ông Phạm Đồng Quảng, Cục phó Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) khẳng định Cục Trồng trọt sẽ tiếp tục đề xuất với Bộ NN&PTNT những chính sách phù hợp để giúp đỡ tối đa các doanh nghiệp trong và ngoài nước tháo gỡ khó khăn, tổ chức sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại Việt Nam. Ruộng sản xuất hạt giống lúa lai F1 từ nguồn bố mẹ sản xuất trong nước đã đạt năng suất cao với độ thuần đồng ruộng qua kiểm định đạt tương đương các giống nhập nội.
Theo: Chinhphu.vn
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...