Sau nhiều diễn biến lớn, một câu hỏi quan trọng đang được đặt ra, tình hình doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ thế nào trong 6 tháng tới?. Cuộc khảo sát của VCCI đã cho thấy, trong thời điểm có nhiều khó khăn thử thách nhưng lòng tin của cộng đồng doanh nghiệp vẫn vững vàng khi có được những cam kết mạnh mẽ và hành động quyết liệt nhằm giữ ổn định và tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh.
Theo bản công bố kết quả khảo sát động thái doanh nghiệp (VBis) của VCCI, nhiều chỉ số trong 6 tháng đầu năm đã được cải thiện so với năm 2013. Chẳng hạn năng suất lao động (17 điểm), tổng doanh số (16 điểm), lượng đơn đặt hàng (14 điểm) và hiệu suất sử dụng máy móc (12 điểm).
Không chỉ vậy, các doanh nghiệp dự đoán 6 tháng cuối năm nay, tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ còn tốt hơn 6 tháng đầu năm mà nổi bật nhất là việc dự đoán yếu tố lợi nhuận sẽ được cải thiện.
DN dự cảm thuận lợi kinh doanh trong 6 tháng cuối năm. |
VCCI cho hay, từ khi cuộc khảo sát VBiS bắt đầu thực hiện vào năm 2010, đây là lần đầu tiên yếu tố về lợi nhuận được doanh nghiệp dự cảm tốt lên, dương 3 điểm. Mức cải thiện của yếu tố này đã phát đi một tín hiệu sẽ chuyển biến tốt trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Cùng đó, các yếu tố như số lượng công nhân viên, năng suất lao động, lượng đơn đặt hàng, hiệu suất sử dụng máy móc được dự đoán với điểm chỉ số cao gấp đôi 6 tháng đầu năm, trong đó riêng tổng doanh số có chỉ số điểm cao gấp 3 lần, đạt 25 điểm.
Phân tích các điều kiện cho sản xuất kinh doanh, theo VCCI, nhìn theo chiều dọc thời gian thì các doanh nghiệp đều cảm nhận tích cực hơn, như 6 tháng đầu năm nay tốt hơn 6 tháng cuối năm 2013. Và 6 tháng tới cũng sẽ tốt hơn nữa.
Ví dụ, đứng đầu là điều kiện tiếp cận thông tin về thị trường và công nghệ và điều kiện hạ tầng tiện ích được giới doanh nghiệp khẳng định đã cải thiện nổi trội.
6 tháng đầu năm giá thành sản xuất tăng gấp đôi do nguyên vật liệu đầu vào tăng, nhưng qua nghiên cứu, các doanh nghiệp tin rằng, giá thành sản xuất cuối năm nay sẽ giảm đi.
Hiện nay, nhu cầu thị trường chưa cải thiện đáng kể so với cuối năm 2013, nhưng các ông chủ kinh doanh cũng đã đánh giá, thị trường sẽ phục hồi vào cuối năm nay, kể cả trong nước và ngoài nước.
Đặc biệt hơn, những vấn đề quan trọng của môi trường kinh doanh đều được giới doanh nghiệp trả lời khá tích cực. Điển hình là việc tiếp cận vay vốn, việc cung ứng nguồn lao động, cải cách môi trường pháp lý và kinh tế vĩ mô.
Từ đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã có chính sách hợp lý, giúp hạ lãi suất huy động và nhờ đó, có thể hạ được lãi suất cho vay. Các điều kiện vay vốn cửa ngân hàng cũng đều đã thông thoáng hơn. Đó cũng là lý do mà khi đánh giá về các gói giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, chính sách giảm lãi suất tín dụng có tỷ lệ cao doanh nghiệp đánh giá “có hiệu quả và rất hiệu quả”. Điều này chứng tỏ việc giảm lãi suất đã có tác động tích cực thực sự đến doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn.
Những chính sách kịp thời đã tăng cường niềm tin và củng cố yếu tố tâm lý ổn định sản xuất kinh doanh cho cộng động dòng nghiệp |
Theo cảm nhận của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh của Việt Nam còn cải thiện nổi bật là ở lĩnh vực thủ tục thuế, hải quan; thái độ ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức, kế đến là hiệu lực chính sách pháp lý, chất lượng chính sách và sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô.
Từ năm 2012 đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều gói hỗ trợ cho doanh nghiệp. Đầu tiên phải kể đến như gói gia hạn, hoãn, giảm, miễn thuế, tiền sử dụng đất lên tới 29.000 tỷ năm 2012. Bước sang năm 2013, đó là gói 30.000 tỷ đồng, hỗ trợ cho thị trường bất động sản và người dân có nhu cầu nhà ở thực. Và năm nay, đã có thêm gói liên kết 4 nhà với tổng giá trị lên tới 50.000 tỷ nhằm hồi phục thị trường xây dựng.
Đặc biệt, cho đến nay, dù chưa ước tính hết con số cuối cùng nhưng Chính phủ Việt Nam đã tích cực triển khai nhanh chóng gói hỗ trợ toàn diện cho doanh nghiệp FDI bị thiệt hại. Tính đến nay, các DN đã được hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng thông qua gia hạn và hoàn thuế, bảo hiểm hay các hình thức hỗ trợ khác.
VCCI đánh giá, "với các biện pháp, giải pháp ứng phó kịp thời, cùng với việc triển khai có hiệu quả và đồng bộ các chính sách pháp luật mới được sửa đổi, ban hành thì khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm sẽ góp phần hạn chế các tác động nêu trên".
Hai chữ "nêu trên" ở đây là ít nhiều có mối lo ngại về khả năng ảnh hưởng đến du lịch, xuất nhập khẩu, đến dòng vốn FDI và thị trường tài chính bởi những diễn biến gần đây mà VCCI đúc kết lại sau cuộc khảo sát cảm nhận của doanh nghiệp tại Việt Nam về môi trường kinh doanh hiện nay.
Bên cạnh đó, VCCI cũng khẳng định, nỗ lực hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh đã tăng cường niềm tin và củng cố yếu tố tâm lý ổn định sản xuất kinh doanh cho cộng động dòng nghiệp tiếp tục tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ các nhà đầu tư.
Phạm Huyền
Theo: Vietnamnet.vn
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...