Theo đánh giá của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, có chứng chỉ ở các địa phương còn thấp, thống kê vào nửa cuối năm 2023 đạt khoảng hơn 24,8% trong khi trung bình cả nước là 25%. Nhu cầu về đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở nông thôn hiện rất lớn, song công tác đào tạo còn gặp khó khăn, thách thức.
Ở một số địa phương, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa được coi trọng đúng mức, có những nơi chỉ coi đào tạo nghề là cứu cánh, có tính thời điểm, không phải vấn đề quan tâm thường xuyên, liên tục và có hệ thống.
Hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn không đồng đều. Thêm vào đó, thời gian của các lớp đào tạo nghề thường ngắn, đội ngũ giáo viên đảm nhiệm dạy nghề lại không phải là những người công tác cố định tại cơ sở, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo. Công tác phối hợp đào tạo gắn với giải quyết việc làm giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp chưa được thực hiện chặt chẽ và nhuần nhuyễn.
Hà My
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...