Có sự buông lỏng quản lý thực phẩm chức năng

Thứ 4, 22/02/2023 | 15:32:18
2,785 lượt xem

Chỉ thị số 17 của Ban Bí Thư đã nhấn mạnh: công tác bảo đảm an toàn thực phẩm còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Vấn đề quảng cáo thực phẩm chức năng quá mức cho phép, thổi phồng hay như thần dược đã tồn tại nhiều năm qua và càng trở nên tinh vi, thậm chí còn lạm dụng, giả danh các bác sĩ tại các bệnh viện lớn để trục lợi uy tín từ người dân.


Chỉ cần gõ Đại tá Phạm Hòa Lan trên công cụ tìm kiếm sẽ cho ra hơn 5 nghìn kết quả và mỗi trang lại có 1 số điện thoại tư vấn khác nhau.

Được quảng cáo là nguyên phó giám đốc Bệnh viện Quân Y 103, với hơn 40 năm kinh nghiệm chữa cơ xương khớp ... chữa khỏi sau 15 ngày... chúng tôi đã liên hệ để được tư vấn.

“Vâng đây là phòng khám của nguyên đại tá Phạm Hòa Lan, chị chờ 5-10 phút sau bác Lan sẽ gọi lại cho chị nhé”

“Chào chị, tôi là đại tá Phạm Hòa Lan - nguyên phó giám đốc Bệnh viện 103, chị bị đau vai gáy thì chỉ cần dùng thuốc kết hợp với tập thể dục nhé, 1 liệu trình thuốc của chị trong vòng 40 ngày, chị có bảo hiểm y tế sẽ được chiết khấu 50%, chị không cần phải lên đây khám vì cũng sẽ tư vấn như thế này thôi”

Thế nhưng khi tìm đến bệnh viện Quân đội 103, để xác minh thông tin, lãnh đạo bệnh viện khẳng định: bệnh viện không có bác sĩ nào tên là Phạm Hòa Lan.

Đại tá PGS TS Nguyễn Văn Nam  - Phó giám đốc bệnh viện Quân Y 103:

Theo hồ sơ quản lý của cơ quan, cán bộ bệnh viện Quân Y 103 thì từ trước đến nay thì rà soát thì không có quân nhân nào là đại tá Phạm Hòa Lan đã từng công tác tại Bv 103 hoặc là giữ chức lãnh đạo, chỉ huy bệnh viện...


Chúng tôi đã tìm đến công ty sản xuất loại thực phẩm chức năng cơ xương khớp được đại tá, tiến sỹ Phạm Hòa Lan quảng cáo. Tuy nhiên, nhân viên công ty trả lời là không biết quảng cáo này và do đơn vị bán hàng thực hiện.

Cái nhãn này đúng là của cháu nhưng bọn cháu chỉ sản xuất thôi... bác Phạm Hòa Lan không phải bên chỗ em mà đây là bên bán sản phẩm kết hợp với bác ấy thôi....” 

Việc quản lý các quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên mạng xã hội rất khó phát hiện, bản thân người bị lừa cũng gặp nhiều khó khăn vì không lưu được bằng chứng và không thể liên lạc được với người bán hàng. Trong thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế đã phát hiện, yêu cầu gỡ khoảng 2.000 quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng vi phạm trên YouTube. 

Ông Lê Quang Tự Do  - Cục trưởng Cục Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và truyền thông:

Để xác minh được là cái nội dung đó nó có sai phạm hay không thì nó phải phụ thuộc rất nhiều vào cái đơn vị chức năng và bên Bộ Y tế cũng như các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. Trong khi ở trên không gian mạng thì nó lại có một cái vấn đề là, nhiều khi thấy một cái nội dung quảng cáo này trong khi lại có những người lại thấy nội dung quảng cáo khác cùng xem vào một cái trang đó cùng xem vào một clip đó nó gây khá nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý.


Cơ quan chức năng khẳng định: quảng cáo trên mạng xã hội đang khó kiểm soát và mới phát sinh. Luật Quảng cáo quy định rất rõ việc: cấm các mạo danh người khác, cấm sử dụng hình ảnh y bác sĩ để quảng cáo cho thực phẩm chức năng, thuốc. Tuy nhiên, việc xác định những người quảng cáo này có phải là bác sĩ không hay có bị mạo danh không thì rất khó. Trên thực tế rất ít người bị mạo danh lên tiếng về việc đơn vị này mạo danh hay mượn hình ảnh để quảng cáo./.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Bế mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
Bế mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Chiều ngày 30.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 8.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...