Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì tổ chức, sáng 17/12 đã diễn ra Hội thảo chuyên đề với chủ đề “Lành mạnh hóa thị trường tài chính và thị trường bất động sản để phát triển kinh tế nhanh và bền vững”.
Các đại biểu cho rằng, những biến động vừa qua tại các thị trường cho thấy cần tiếp tục đi sâu hơn vào câu chuyện cải cách các thị trường, nhất là thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản. Sự phát triển bền vững của các thị trường này sẽ hỗ trợ động lực phát triển trung, dài hạn của nền kinh tế, củng cố vững chắc nền tảng vĩ mô ổn định đã được thiết lập trong những năm qua.
Các chuyên gia nhận định, vấn đề thanh khoản của thị trường trái phiếu doanh nghiệp và rủi ro liên thông giữa thị trường này với thị trường tiền tệ, thị trường tài sản sẽ là rủi ro mang tính trọng yếu trong năm 2023-2024. Do đó, Chính phủ cần chỉ đạo để có phương án, giải pháp cụ thể, khả thi giải quyết rủi ro này.
Tiến sỹ Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng của BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia: "Chúng ta cần quan tâm hơn để xử lý, giải quyết những vấn đề tồn tại trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp để đảm bảo thị trường này thực sự là kênh dẫn vốn quan trọng cho doanh nghiệp, nhất là nguồn vốn trung, dài hạn. Qua đó, giảm bớt áp lực cho hệ thống ngân hàng, cũng như có nguồn vốn trung, dài hạn cho kinh tế phát triển." |
Thời gian qua, với việc siết lại tiêu chuẩn về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng tại Thông tư 16/2021 và Nghị định 65/2022, thị trường đối mặt với những điều chỉnh mạnh.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh "Thời gian qua, Bộ Tài chính nỗ lực ban hành Nghị định 65. Nghị định 65 đã chấn chỉnh trách nhiệm, tiêu chí của doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ. Đó là nỗ lực rất lớn. Chúng tôi cũng khuyến nghị doanh nghiệp BĐS nâng cao tiêu chuẩn để đáp ứng điều kiện này để thị trường phát triển lành mạnh." |
Nhiều đại biểu nhấn mạnh, để thị trường trái phiếu doanh nghiệp lấy được niềm tin của nhà đầu tư, giải pháp cốt lõi doanh nghiệp phải minh bạch thông tin, chủ động làm việc với trái chủ về phương án trả nợ. Nếu chậm trả nợ một ngày cho trái chủ thì đã vi phạm. Bên cạnh trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu, trách nhiệm của các tổ chức trung gian gồm ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán trong việc phân phối trái phiếu doanh nghiệp cũng cần phải quy định chặt chẽ./.
Theo TTXVN
Chiều ngày 30.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 8.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 29.11, Quốc hội họp phiên toàn...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...