Chiến sự Nga-Ukraina đang tác động xấu tới nền kinh tế thế giới, trong đó có lĩnh vực dệt may. Từ đầu tháng 10 trở lại đây, nhiều đơn hàng xuất khẩu đi thị trường Mỹ và EU của các doanh nghiệp dệt may trong tỉnh bị ngừng trệ. Thậm chí bị hủy bỏ, khiến không ít doanh nghiệp khó có thể hoàn thành kế hoạch sản xuất năm 2022.
Công ty cổ phần Đô Lương chuyên sản xuất hàng may mặc
Công ty cổ phần Đô Lương là đơn vị sản xuất hàng may mặc, 100% sản phẩm được xuất khẩu đi Mỹ và EU. Nhưng từ hơn 1 tháng nay, các đơn hàng đã bắt đầu chậm lại, nhiều đơn hàng gia hạn và chuyển sang năm sau. Để hoàn thành kế hoạch sản xuất năm 2022, nhiều giải pháp đang được đơn vị này thực hiện.
Ông Ninh Xuân Thảo - Giám đốc Công ty cổ phần Đô Lương, huyện Đông Hưng: “ Đối với ngành chung của thị trường thì Đô Lương cũng không nằm ngoài ngành chung đó, các đơn vị cũng đang khó khăn với nguồn hàng. Tuy nhiên với Đô Lương thì chúng tôi có dự báo rất sớm và chuẩn bị tốt công tác xúc tiến thương mại và đặc biệt là nguồn hàng đến từ những khách hàng truyền thống, hiện nay chúng tôi đã chuẩn bị đủ nguồn hàng cho đến hết năm 2022 và có những khách hàng kí đơn hàng hết quý II năm 2023”
Các doanh nghiệp xuất khẩu đi thị trường Mỹ, EU, Đông, Bắc Á đều gặp khó khăn
Không chỉ có các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc đi thị trường Mỹ và EU mà hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu đi thị trường Đông và Bắc Á cũng đang chịu những tác động nhất định, cho dù mức độ ảnh hưởng ít hơn nhiều. Theo các doanh nghiệp khó để hoàn thành được mục tiêu đề ra từ đầu năm.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - PGĐ Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thuận Phát, huyện Kiến Xương: “ Thị trường Hàn Quốc có rất nhiều nguồn hàng. Trong mùa chính vụ chúng tôi sản xuất các mặt hàng cao cấp, còn bây giờ lúc giao vụ chúng em chuyển sang nguồn hàng bảo hộ. Chúng em có rất nhiều nguồn hàng khách hàng bảo hộ vì khách hàng họ đan xen nhau… ”
Các doanh nghiệp gia công quần áo bảo hộ xuất khẩu cơ bản vẫn giữ được thị trường và các đơn hàng ổn định
Ở thời điểm này, may mắn hơn là những doanh nghiệp chuyên gia công quần áo bảo hộ xuất khẩu như công ty cổ phần may Hà Thành huyện Quỳnh Phụ với sản phẩm quần áo bảo hộ phục vụ cho ngành giáo dục và y tế xuất khẩu đi Mỹ thì cơ bản vẫn giữ được thị trường và các đơn hàng ổn định. Nhưng về lâu dài vẫn khó để đảm bảo sự ổn định trong sản xuất.
Ông Trần Đăng Sứ - Giám đốc Công ty cổ phần may Hà Thành, huyện Quỳnh Phụ: “Do lạm phát kinh tế toàn cầu với nhu cầu mua sắm giảm nên các ngành hàng dệt may cuối năm sụt giảm rất nhiều. Song song với đó doanh nghiệp chúng tôi chuyên làm sản xuất mặt hàng phục vụ cho ngành y tế, ngành giáo dục nên có bị sụt giảm nhưng không đáng kể nhưng đảm bảo sản xuất và việc làm cho công nhân. Trong lúc này chúng tôi phải tạo mọi điều kiện tiết kiệm chi phí, giảm giá thành… ”
Có thể từ nay đến trung tuần tháng 11, nhiều doanh nghiệp sẽ vẫn duy trì được sản xuất ổn định để chạy những đơn hàng cuối năm đã chốt hạn. Thời gian còn lại của năm nay và dự báo đến hết quý II năm 2023 là thời điểm ngành dệt may đối mặt với những thách thức rất lớn, lớn hơn cả thời điểm cực đại của Đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Đây sẽ lại một lần nữa thách thức bản lĩnh của doanh nghiệp.
Hữu Phước
Chiều ngày 30.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 8.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 29.11, Quốc hội họp phiên toàn...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...