Theo Ấn phẩm Tổng điều tra kinh tế 2021 của Tổng cục Thống kê mới công bố , bất chấp nhiều khó khăn từ đại dịch, lợi nhuận của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam tăng mạnh, đặc biệt khu vực này tạo ra nhiều lợi nhuận trước thuế nhất trong 3 loại hình doanh nghiệp. Doanh nghiệp FDI tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nước ta với nhiều tín hiệu tích cực trong những tháng đầu năm.
Tháng 2/2022, Samsung Electro-mechanics Việt Nam (Thái Nguyên) đã tăng vốn đầu tư thêm 920 triệu USD. Nhưng đó không phải là con số cuối cùng, bởi trong số liệu thống kê 6 tháng đầu năm, Cục Đầu tư nước ngoài tiếp tục nhắc đến Samsung Electro-Metranics Việt Nam, với khoản tăng vốn 267 triệu USD. Cùng với đó, dự án của Samsung tại TP.HCM - SEHC cũng tăng vốn. Được cấp chứng nhận đầu tư từ tháng 9/2021, với vốn đăng ký 1,4 tỷ USD.
Với việc có tới 2 khoản đầu tư mở rộng, đến nay, tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam đã vượt ngưỡng 20 tỷ USD.
Ông Lee Byeong Kuk - Tổng giám đốc Samsung Điện tử Việt Nam Nếu như trước đây, Samsung đầu tư chủ yếu vào dây chuyền sản xuất, thì trong thời gian tới, Samsung sẽ nâng cao vị thế của Việt Nam lên một tầm cao mới, trở thành cứ điểm nghiên cứu và phát triển chiến lược thông qua việc đầu tư 220 triệu USD để xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển mới (R&D) tại Hà Nội. Samsung luôn tin tưởng vào môi trường đầu tư ưu việt của Việt Nam và sẽ không thay đổi chiến lược kinh doanh tại Việt Nam. |
Dưới tác động không nhỏ của những tác động của lạm phát, của giá cả tăng cao do ảnh hưởng của các cuộc xung đột chính trị, thương mại trên thế giới đến phần vốn điều chỉnh của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, xu thế tích cực là điều nhìn thấy rõ, nhất là khi phần vốn thực hiện trong nửa đầu năm nay đạt gần 10,06 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất kể từ đầu năm.
Bà Phí Thị Hương Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng Các con số trên đã phản ánh xu hướng phục hồi và tăng mạnh của khu vực FDI trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà đầu tư nước ngoài xem Việt Nam là điểm đến an toàn hấp dẫn và tạo niềm tin với các nhà đầu tư |
Ông Nguyễn Minh Cường - Chuyên gia kinh tế trưởng ADB Thị trường 100 triệu dân Việt Nam vẫn đang mạnh và là đặc điểm nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Các ưu đãi của Việt Nam qua các FTA cũng là yếu tố thu hút FDI, thêm vào đó là môi trường đầu tư kinh doanh đã có những tác động tích cực với các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới, chúng tôi đánh giá thị trường Việt Nam, xu hướng FDI tại Việt Nam thời gian tới sẽ rất tích cực |
Theo Ấn phẩm Tổng điều tra kinh tế 2021 của TCTK, Doanh nghiệp FDI có tốc độ tăng số doanh nghiệp nhanh nhất trong ba khu vực và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng số việc làm tạo ra tại khu vực doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp FDI là 22,2 nghìn doanh nghiệp, chiếm 3,3% tổng số doanh nghiệp, tăng 58,8% so năm 2016; thu hút 5,1 triệu lao động, chiếm tỷ trọng 34,6%, tăng 22,5% so với năm 2016.
Đây cũng là khối doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận nhất trong nền kinh tế, điều này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của lực lượng doanh nghiệp này. Đồng thời cho thấy uy tín của Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn nước ngoài.
Theo TTXVN
Chiều ngày 30.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 8.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 29.11, Quốc hội họp phiên toàn...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...