Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, điện tử, cơ khí chế tạo và gốm sứ, đây được xem là khâu đột phá để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn tới, góp phần nâng cao giá trị tăng thêm của ngành cũng như đáp ứng nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất trong nước và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Toàn tỉnh hiện có trên 230 doanh nghiệp dệt may, da giày. Trong đó có 44 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ gồm 5 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và 39 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước. Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh thời gian qua.
Bà Trần Thị Hoài - Giám đốc công ty TNHH bao bì Hương Sen:
"Sản phẩm của chúng tôi hiện nay đang xuất sang các nước như Mỹ, Canada, Nhật, và Hà Lan. Với ưu điểm khi ra tới môi trường được phân hủy vào đất, trong tương lai chúng tôi sẽ nghiên cứu ra nhiều loại sản phẩm tốt hơn, đảm bảo nhu cầu của khách hàng để phục vụ thị trường trong nước và quốc tế"
Hiện tại, tỉnh có 41 doanh nghiệp hỗ trợ ngành dệt và sản xuất xơ, sợi. Thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt, sợi của các doanh nghiệp chủ yếu là châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc. 4 tháng năm giá trị xuất khẩu của lĩnh vực này đạt mức tăng trưởng trên 30% so vớ cùng kỳ.
Bà Đỗ Thị Đông - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty cổ phần sợi Trà Lý:
"Công ty cổ phần sợi Trà Lý và tất cả các doanh nghiệp dệt may đã ký được các đơn hàng rất tốt, như công ty chúng tôi đã ký hết đơn hàng trong năm 2022 và nguyên liệu chuẩn bị cho sản xuất cũng được chúng tôi chuẩn bị đầy đủ cho hết năm. Hiệu quả sản xuất kinh doanh đã có sự bứt phá lớn hơn rất nhiều"
Hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đều có đơn hàng đủ cho năng lực sản xuất đến hết quý 4, nhiều doanh nghiệp có đủ đơn hàng cho cả năm sau. Đây là một trong những lợi thế rất lớn và mở ra triển vọng phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh trong những năm tới.
Ông Vũ Huy Đông - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Cty cổ phần Đam San:
"Cá nhân tôi đánh giá sản xuất của chúng ta đã đi vào quỹ đạo tương đối tốt, ban đầu đi vào ổn định. Các đơn hàng đi nước ngoài của các nhà máy trong ngành dệt may đã tốt lên rất nhiều. Về doanh số cũng tốt, về đơn giá cũng cao hơn. Như lợi nhuận của Đam San chúng tôi đã tăng trưởng gần 200%"
Thái Bình nằm trong top tỉnh có giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, đặc biệt là các ngành dệt may, da giày, xơ sợi. Trong định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2030, dệt may, cơ khí chế tạo, điện tử là những nhóm ngành hàng chính và công nghiệp hỗ trợ cho lĩnh vực này được xem là khâu đột phá để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp của tỉnh và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu./.
Hữu Phước
Chiều ngày 30.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 8.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 29.11, Quốc hội họp phiên toàn...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...