Với thế đất hiểm trở, người dân kiên trung một lòng theo Cách mạng, xã Quỳnh Nguyên huyện Quỳnh Phụ là nơi diễn ra nhiều hoạt động cách mạng sôi nổi trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Dấu ấn lịch sử xưa như tạc vào trong tâm khảm của mỗi người dân nơi đây, nhắc nhở các thế hệ sau luôn trân trọng và phát huy để vùng đất giàu truyền thống cách mạng trở thành xã nông thôn văn minh, giàu đẹp và phát triển.
Chùa Phương Quả
Chùa Phương Quả là một trong những di tích lịch sử cách mạng ở xã Quỳnh Nguyên. Tháng 6 năm 1945, Tỉnh ủy Thái Bình quyết định xây dựng Phương Quả thành an toàn khu của tỉnh và ngôi chùa này là trụ sở làm việc của Tỉnh ủy lúc bấy giờ. Tại đây hiện vẫn còn một đường hầm được đào ngay dưới chân chính điện và chỉ đủ cho một người chui xuống. Đây chính là nơi trú ẩn và lưu giữ tài liệu bí mật. Hầm này được thông ra phía sau chùa, khi có động, cán bộ cách mạng sẽ nhanh chóng trốn thoát.
Sư thầy Thích Đàm Oanh - Trụ trì chùa Phương Quả, xã Quỳnh Nguyên, huyện Quỳnh Phụ: “Trên là thờ xây bệ thờ phật, dưới là hầm. Dưới hầm thì lại đào ra làm 3 ngách để khi nào hoạt động cách mạng mà lộ thì chui ra để thoát hiểm. Phía trên đường hầm là có một tháp chuông trước cửa đấy, cụ tổ là cụ Thích Thanh Đại sẽ ở bên ngoài, khi nào cụ đánh chuông thì các các bộ, chiến sĩ ở trong có thể thoát ra được.” |
Người dân Quỳnh Nguyên nhớ về câu chuyện thời thời kỳ Cách mạng Tháng Tám
Trong suốt chặng đường đấu tranh giải phóng dân tộc, xã Quỳnh Nguyên như một địa chỉ đỏ của tinh thần và ý chí cách mạng. Không chỉ nuôi giấu cán bộ thời kỳ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mà giai đoạn 1947-1950, cùng với chùa Cả ở thôn Trình Uyên, chùa Phương Quả còn là cơ sở sản xuất vũ khí chống Pháp của Trung đoàn 42. Những năm tháng lịch sử đó vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của người dân nơi mảnh đất này.
Ông Phạm Văn Điền, xã Quỳnh Nguyên, huyện Quỳnh Phụ: “Cách mạng thành công thì lúc bấy giờ là năm 1947, bộ đội đưa công binh xưởng về đây. Khu này lúc đó họ chở than về để đúc súng đạn, vũ khí. Mãi tới năm 1948, bộ đội chuyển toàn bộ vào Thanh Hóa.” |
Quỳnh Nguyên ngày nay - chụp từ trên cao
Phát huy truyền thống của quê hương cách mạng, những năm qua, cấp ủy chính quyền xã Quỳnh Nguyên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân khắc phục khó khăn, phát huy nội lực, phát triển kinh tế xã hội, đưa quê hương từng ngày khởi sắc.
Ông Trần Xuân Thuẫn - Bí thư Đảng ủy xã Quỳnh Nguyên, huyện Quỳnh Phụ: “Là xã đạt Xã Anh hùng Lực lượng Vũ trang thời kỳ chống Pháp và năm 2015 thì xã đạt chuẩn Nông thôn mới theo đủ 19 tiêu chí Quốc gia. Đến nay thì Đảng bộ và nhân dân Quỳnh Nguyên vẫn đang tích cực làm giàu từ lao động sản xuất, kinh doanh tại quê hương, phấn đấu xã Quỳnh Nguyên là đạt xã Nông thôn mới nâng cao và từng bước tiến tới Nông thôn mới kiểu mẫu trong thời gian sớm nhất.” |
Thêm một mùa thu tháng 8 lại về, thêm sự đổi thay trên mảnh đất này, truyền thống yêu nước, cách mạng sẽ luôn là nguồn lực, tinh thần quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Quỳnh Nguyên viết tiếp những trang sử vẻ vang trên quê hương cách mạng anh hùng.
Thu Trang
Ngày 2.12, đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà sau kỳ họp thứ 8, Quốc...
Sáng 2.12, đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng,...
Chiều ngày 30.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 29.11, Quốc hội họp phiên toàn...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...