Việc gìn giữ và phát triển các làng nghề truyền thống được xác định là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người lao động vùng nông thôn. Tuy nhiên, các làng nghề truyền thống ở Thái Bình đang phải đối mặt với những khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm cùng những thiếu hụt lao động trẻ, lao động có tay nghề.
Cơ sở chế tác đồ đồng của nghệ nhân nhân dân Phạm Văn Nhiêu là 1 trong số ít những cơ sở chạm bạc ở Đồng Xâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương còn giữ được các đơn hàng xuất khẩu. Mỗi năm cơ sở xuất sang thị trường Đài Loan hàng vạn sản phẩm.
Nghệ nhân Phạm Văn Nhiêu chia sẻ: Trước kia HTX làm chủ yếu là xuất khẩu nhưng khi HTX giải thể thì hàng xuất khẩu rất ít. Làng nghề ở đây chỉ có có gia đình nhà tôi là làm hàng xuất khẩu nhiều còn một số cơ sở thì lúc có đơn hàng, lúc không, không đáng bao nhiêu. Không phục vụ lớn được nên thu nhập rất thấp.
Yêu cầu về chất lượng sản phẩm phía đối tác cao. Trong khi đó nguồn nhân lực tại làng nghề lâm vào tình trạng thiếu hụt, nhất là những nhân lực trẻ có tay nghề cao. Lực lượng lao động chính tại các xưởng sản xuất ở làng chạm bạc Đồng Xâm hiện nay là lớp người trung niên và cao tuổi. Lực lượng lao động trẻ đang ngày càng thưa dần. Mặc dù trong thập kỷ qua, các cấp, các ngành kết hợp với những nghệ nhân của làng nghề đã tổ chức rất nhiều lớp dạy nghề với sự tham gia của hàng nghìn người. Thế nhưng đến nay chỉ một vài người theo đuổi và gắn bó với nghề truyền thống.
Nghệ nhân Phạm Văn Nhiêu, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương cho biết thêm: Tôi từng là người phụ trách làng nghề ở đây thì đã tổ chức các lớp dạy nghề của tổng cục dạy nghề. Mỗi lớp cũng có hàng trăm các cháu theo học. Dần dần các cháu đi học xa, không thiết gì nghề nữa. Còn bây giờ rất muốn đào tạo lớp trẻ nhưng các cháu cũng không hứng thú học.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Ngoan, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Đồng Xâm: Nghề chạm bạc khác với các nghề truyền thống khác. Có những nghề chỉ học 3 - 5 tháng là làm được rồi nhưng nghề của chúng tôi học 5 - 7 năm mới hết kỹ thuật cơ bản. Có những cháu kiên trì theo đuổi nghề học dần thêm tay nghề cải thiện thì lương cao nhưng cũng có những cháu không kế cận được những độc đáo của làng nghề, thu nhập thấp thì trước sau cũng không theo nghề được.
Thiếu hụt lao động lao động trẻ, lao động có tay nghề là thực trạng chung của các làng nghề tỉnh Thái Bình. Theo số liệu thống kê năm 2017 của Cục thống kê Thái Bình, số lao động trong độ tuổi 16 - 30 chiếm tỷ lệ 6, 8% trong tổng số lao động làm việc tại các làng nghề.
Lao động trẻ đã ít, lao động trẻ đã qua đào tạo, có tay nghề cao lại càng khan hiếm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo ra các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, đặc biệt đáp ứng đủ về số lượng.
Đây cũng là vấn đề cấp bách đòi hỏi mỗi làng nghề cần có những giải pháp trong việc đào tạo xây dựng được một đội ngũ kế cận có đủ trình độ kỹ thuật để gìn giữ và phát huy được giá trị tinh hoa của sản phẩm làng nghề.
Thu Trang
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...