Những triệu chứng êm ả của bệnh tâm thần

Thứ 6, 03/11/2017 | 08:57:51
381 lượt xem

Sức khỏe tâm thần là vấn đề rất cần được quan tâm. Nhưng hiện nay, vẫn còn nhiều dạng bệnh tâm thần chưa được phát hiện sớm. Thống kê của Bệnh viện Tâm thần tỉnh cho biết, trên 60% người bệnh đến khám khi đã ở giai đoạn muộn. Một phần do người dân vẫn còn có tâm lý e dè, kì thị và chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc điều trị bệnh tâm thần, và 1 phần cũng là do nhiều loại bệnh có biểu hiện bộc lộ một cách không rõ ràng, hay còn lại là triệu chứng tâm thần âm tính, khiến người bệnh và người nhà khó phát hiện để đi khám, điều trị kịp thời.

Cách đây hơn 1 năm, bà Trần Thị Hưng bắt đầu có biểu hiện xa lánh mọi người, ít nói, có khi ngồi hàng giờ như người mất hồn. Vốn là người ít giao tiếp trước đó, nên người trong nhà đều tưởng bà chẳng có vấn đề gì. Thời gian gần đây, tình trạng ngày một nặng, bà trở nên mệt mỏi, thường xuyên mất ngủ. Nguy hiểm nhất bà đã có tư tưởng chán sống và tự mua thuốc diệt cỏ về uống. Tại Bệnh viện Tâm thần, sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán đây là trường hợp bệnh nhân trầm cảm nặng.

 Bà Trần Thị Hưng - Bệnh nhân: Ban ngày cứ suy nghĩ rồi đi lung tung, đầu thì cứ buốt nửa bên đầu... không nghĩ đến bệnh thần kinh nên không đi khám, cứ ở nhà loanh quanh vậy, tưởng là cúng bái lễ bái là khỏi thôi chứ không biết là bệnh vậy.. sợ họ dị nghị nên cũng không tâm sự với ai cả.

Trường hợp của bà Hưng là một ca điển hình về bệnh nhân có những triệu chứng tâm thần âm tính. Khác với đặc điểm ồn ào, rõ nét của  triệu chứng tâm thần dương tính, triệu chứng âm tính lại thường không được chú ý đến vì nó diễn ra một cách êm ả và khá giống với một số biểu hiện bình thường của nhiều người. Điển hình là dấu hiệu bệnh nhân không muốn tiếp xúc với người khác, ngay cả người thân trong gia đình. Không còn ham thích làm việc, bỏ bê công việc tại cơ quan, gia đình, không màng đến học tập. Nằm nhiều giờ trên giường hay ngồi một chỗ, chỉ ăn và ngủ, không quan tâm đến ăn mặc, thậm chí là vệ sinh cá nhân. Không biểu hiện tình cảm.

Theo các bác sĩ, mặc dù tiến triển từ từ, nhưng những triệu chứng âm tính lại phá vỡ nhân cách bệnh nhân rất nặng nề, chúng xuất hiện càng nhiều thì bệnh càng nặng và khó hồi phục.

 BSCKI Phùng Thị Minh Thuận - Phó Giám đốc BV Tâm thần tỉnh: BN cứ nghĩ mình mệt mỏi mất ngủ thông thường tự điều trị ở nhà nhưng khi đã kéo dài trên 2 tuần thì đấy là bệnh thuộc chuyên gia tâm thần... BN có triệu chứng cơ thể đau ngực đau bụng tê chân tay đau đầu cứ nghĩ mình thuộc chuyên ngành khác mà không điều trị đúng chuyên khoa tâm thần thì hiệu quả không có hoặc giảm rất kém.

Với tiến bộ của khoa học, bệnh tâm thần hoàn toàn có thể chữa trị khỏi hoặc thuyên giảm nhiều, người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường. Do đó, gia đình và người thân cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời theo đúng phương pháp khoa học tại các cơ sở y tế, không cúng bái, không giấu bệnh; tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ và uống thuốc đúng liều lượng, đủ thời gian. Có như vậy, người bệnh mới rút ngắn thời gian điều trị, nhanh ổn định và sống hòa nhập cộng đồng.

  • Từ khóa
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà

Ngày 2.12, đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà sau kỳ họp thứ 8, Quốc...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...