Thương binh Trương Đức Nhung đi lên từ nghề mộc

Thứ 5, 06/07/2017 | 08:29:59
474 lượt xem

Rời quân ngũ trở về quê hương, dù mang thương tật chiến tranh nhưng thương binh Trương Đức Nhung ( thôn Văn Hàn Đông, xã Thái Hưng, huyện Thái Thụy, Thái Bình) vẫn nỗ lực vượt khó, mở rộng quy mô xưởng mộc, tạo việc làm cho lao động địa phương.

Như bao lớp thanh niên thời chiến,18 tuổi chàng trai trẻ Trương Đức Nhung xã Thái Hưng hăng hái lên đường nhập ngũ. Năm tháng gian khổ, ác liệt của chiến tranh đã tôi luyện cho anh ý chí, nghị lực vượt lên mọi khó khăn. Dù sức khỏe giảm sút bởi ảnh hưởng của vết đạn trong cơ thể, song ngay khi rời quân ngũ, thương binh Trương Đức Nhung nỗ lực vượt khó, tiếp nối nghề mộc truyền thống của gia đình. 

Thương binh Trương Đức Nhung - Xã Thái Hưng (Thái Thụy): Nói chung người lính đã được tôi luyện rồi thì về đến quê hương, xác định đóng góp một phần gì đó. Nghề mộc này, tôi duy trì đến bây giờ là 42 năm rồi. Ban đầu thì tôi làm nhỏ lẻ, khi đất nước phát triển thì mình áp dụng máy, nhanh, nhàn hơn, sản phẩm chính xác. Kinh tế giờ nói chung là khá.

Không chỉ cần đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo mà người làm nghề mộc phải chịu khó học hỏi mẫu mã mới, nhanh nhạy nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng. Nhận thức rõ điều đó, ông tích cực nghiên cứu, sưu tầm và học hỏi từ các làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp, rút kinh nghiệm trong từng công đoạn.

Từ chỗ chỉ thạo cưa, bào, tra mộng rồi sản xuất những mặt hàng phục vụ nghề nông, thì nay với sự kiên trì học hỏi, bản lĩnh đối mặt với khó khăn, ông có thể tạo ra những họa tiết hoa văn tinh tế. Đầu tư máy móc hiện đại để  đáp ứng các đơn đặt hàng trong và ngoài huyện, tạo dựng uy tín.

Thương binh Trương Đức Nhung tâm sự: Trước kia mình đi mua gỗ thì  đôi khi cũng bị lừa đảo chứ. Thế rồi mình mua chưa quen, tính một đằng lại ra một nẻo. Thế nhưng thua rồi cũng cố gắng rút kinh nghiệm lần sau đi làm cho tốt thôi. Gần đây tôi  lại mở tiếp một xưởng xẻ ngoài kia, mặt  bằng tạm thuê, diện tích 140m2, mua một máy xẻ gỗ, chế biến để bà con có nhu cầu gì thì làm.

Trung bình mỗi tháng, xưởng mộc của thương binh Trương Đức Nhung xuất bán trên dưới 30 sản phẩm, chủ yếu là giường tủ, bàn ghế các loại, khuôn bao cửa… tạo việc làm cho từ 2 – 4 lao động địa phương. Ngoài làm nghề mộc, vợ chồng ông còn gieo cấy hơn một mẫu ruộng, nâng cao thu nhập kinh tế gia đình.

Ông Lê Tuấn Mãn - Cán bộ văn hóa xã Thái Hưng (Thái Thụy): Ông Trương Hữu Nhung là thương binh 4/4, về địa phương đã rất nỗ lực làm kinh tế gia đình vươn lên trong cuộc sống. Và việc chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, gia đình và bản thân chấp hành tốt, luôn là gia đình gương mẫu, tiêu chuẩn gia đình văn hóa hàng năm. Phong trào quyên góp các hoạt động đều tốt.

Với phẩm chất được rèn luyện trong quân ngũ cùng sự kiên trì vượt khó, sáng tạo, thương binh Trương Đức  Nhung xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ: Thương binh tàn nhưng không phế.

  • Từ khóa
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà

Ngày 2.12, đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà sau kỳ họp thứ 8, Quốc...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...