Ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp, một số nông dân tỉnh Thái Bình đã đầu tư xây dựng hệ thống nhà lưới để trồng rau màu. Cách làm này không chỉ cho hiệu quả cao hơn so với phương pháp trồng rau truyền thống mà còn tạo ra những sản phẩm sạch cung cấp cho thị trường.
Cũng làm giàn để cho mướp đắng leo, thế nhưng ông Nguyễn Văn Tấn, thôn Bổng Điền Bắc, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư không làm theo cách truyền thống là dùng tre, nứa. Trên diện tích 1.000 m2, ông Tấn đầu tư hơn 300 triệu đồng làm hệ thống nhà lưới với khung giàn, cọc leo hoàn toàn bằng sắt.
Ông Nguyễn Văn Tấn - Xã Tân Lập (Vũ Thư): Đối với tôi đã kinh nghiệm nhiều năm rồi , chi phí đầu tư 1 lần bao giờ cũng rẻ hơn đầu tư nhiều lần. Đầu tư mỗi một năm bằng tre, nứa nó mục, bỏ đi mất rất nhiều công. Làm nhà vòm này đỡ tốn công mặc dù chi phí ban đầu cao song ngược lại tất cả các khung mình làm di động xong thì rút hết ra để bảo quản tính ra thuận lợi và giảm chi phí sản xuất.
Trước kia khi chưa xây dựng được nhà lưới thì việc sản xuất rau màu của gia đình ông Tấn rất vất vả, phụ thuộc vào tự nhiên. Năm thời tiết thuận lợi thì rau bị ế, không bán được vì nhà ai cũng được mùa. Còn những lúc giá rau đắt thì lại không có để bán vì bị mưa, nắng làm hỏng. Từ khi có hệ thống nhà lưới, mọi thứ đã thay đổi. Ông Tấn không còn phải lo chuyện tưới nước cho cây hàng ngày. Với hệ thống phun tưới tự động, mỗi khi cần bổ sung nước tưới hay vào đợt trừ sâu bệnh, ông chỉ việc tùy chỉnh cách thức phun tưới sao cho thích hợp với nhu cầu của cây.
Với hệ thống lưới bao quanh nên cản trở được côn trùng xâm nhập nên hạn chế được việc phá hoại của chúng, dẫn đến việc giảm tối đa sử dụng thuốc trừ sâu. Nhờ biết kết hợp với việc chăm sóc, bón phân đầy đủ giúp ông Tấn kéo dài thời gian thu hoạch cây trồng trong vườn.
Nếu như nhiều nông dân trồng mướp đắng chỉ cho thu hoạch trong thời gian hơn 3 tháng thì ông Tấn có thể duy trì thu hoạch trong 8 tháng, từ tháng 2 đến tháng 10. Chính vì kéo dài thời gian thu hoạch nên mướp đắng trái vụ của gia đình ông tiêu thụ dễ dàng và bán được giá cao.
Ông Tấn cho biết thêm: Cho đến nay thì cây cà chua và cây mướp đắng là cây chủ lực để phát triển kinh tế còn về tết thì cũng trên cái vòm này chúng tôi sẽ trồng hoa ly. Cây hoa ly giá trị của nó cũng rất là cao cho nên là cái giàn và cái đất của tôi nó sử dụng liên tục. Trong 1 năm canh tác trên 1.000 m2 đất của tôi thì đất đai chỉ được nghỉ trong 1 tháng.
Nhạy bén lựa chọn cho mình cây trồng phù hợp và biết áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, nhiều năm qua ông Tấn tạo ra những nông sản chất lượng cung cấp cho thị trường.
Mô hình trồng cà chua, dưa kim cô nương trong nhà lưới, ứng dụng công nghệ cao của ông Trương Nhất Chiến ( xã Song An, huyện Vũ Thư) được triển khai thực hiện từ tháng 4 năm 2014. Trên diện tích cấy lúa kém hiệu quả của gia đình, ông đầu tư cải tạo, xây dựng 1.500m2 hệ thống nhà lưới, nhà màng ứng dụng công nghệ cao trong canh tác. Và dưa vàng thơm Kim cô nương được ông lựa chọn đưa vào trồng thử nghiệm và cho kết quả khả quan.
Ông Trương Nhất Chiến - Xã Song An (Vũ Thư) : Từ khi trồng cây cho đến khi thu hoạch từ 65- 75 ngày. Hiệu quả kinh tế thì quy 1 sào khoảng 800 cây thì mỗi sào cho khoảng 1 tấn quả, giá tại vườn 25.000 đ/ kg thì hiệu quả đạt từ 20- 25 triệu/ sào. 1 năm có thể trồng 4 vụ từ tháng 2 cho đến tháng 10 còn quỹ thời gian còn lại trồng cây khác.
Hiện tại ông Chiến mở rộng diện tích trồng dưa vàng thơm Kim cô nương lên gần 2.000 cây, trồng trong 3 khu nhà lưới. Ngoài ra, các loại cây trồng khác như cà chua chịu nhiệt, ớt ngọt, rau mùng tơi, hoa ly được luân canh cung ứng nguồn thực phẩm sạch phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
Mô hình trồng cây trong nhà lưới của ông Chiến, ông Tấn không chỉ mang lại thu nhập cao mà giúp cho người dân từng bước thay đổi tập quán canh tác truyền thống tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa chất lượng cao, và đảm bảo an toàn, bền vững.
Chiều ngày 30.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 8.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 29.11, Quốc hội họp phiên toàn...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...