Hiệu quả từ mô hình chi hội nông dân phát hiện lao sớm

Thứ 6, 17/03/2017 | 09:03:40
770 lượt xem

Phòng chống lao không chỉ là nhiệm vụ của ngành Y tế mà còn đòi hỏi các cấp, các ngành cùng tham gia. Thực hiện Dự án Quỹ toàn cầu về Phòng chống lao của T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, từ năm 2011 đến nay, Hội Nông dân tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, phát huy tốt hiệu quả của mô hình “Chi hội nông dân phát hiện sớm người nghi mắc lao, vận động nông dân nghi mắc lao đi khám và điều trị”.

Trước đây, bà Phạm Thị Xuyên, ở xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, thường xuyên mệt mỏi, ho nhiều, sức khỏe ngày một yếu đi. Năm 2016, được các hội viên trong chi hội nông dân tư vấn, giúp đỡ, bà đã đi khám và được chẩn đoán là mắc bệnh lao. Trong suốt thời gian điều trị, chi hội nông dân của thôn hầu như tuần nào cũng ghé thăm để động viên, nhắc nhở bà Xuyên điều trị đúng liệu trình.

Chị Phạm Thị Cúc - Người nhà BN Phạm Thị Xuyên, thôn Văn Hanh, xã Lê Lợi (Kiến Xương): Hội Nông dân đến tuyên truyền là về cách ăn uống, điều trị thuốc, uống thuốc đúng giờ, kiêng khem rồi mọi thứ sinh hoạt trong nhà đầy đủ sạch sẽ. Đến nay mẹ tôi đã được khỏe rồi.

Hiện mô hình “Chi hội nông dân phát hiện sớm người nghi mắc lao, vận động nông dân nghi mắc lao đi khám và điều trị” đã được triển khai ở 8 xã trên toàn tỉnh. Mỗi xã có 50 hội viên nông dân nòng cốt, thường xuyên được tham gia tập huấn, cung cấp thông tin về chương trình phòng chống lao và tổ chức sinh hoạt hàng quý.

Những hội viên này đã trở thành tuyên truyền viên tích cực, không chỉ góp phần phát hiện sớm bệnh nhân lao, họ còn giúp nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng chống bệnh. Từ năm 2016, hội nông dân triển khai chương trình M-Health - hỗ trợ điều trị bệnh lao qua tin nhắn điện thoại di động. Chương trình đã giúp việc giám sát bệnh nhân lao có hiệu quả hơn, công tác tuyên truyền cũng có nhiều thuận lợi hơn.

 Ông Nguyễn Thanh Bằng - Chi hội trưởng Chi HND thôn An Phúc, xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương: Chúng tôi tham gia những lớp tập huấn thì đã hiểu biết về bệnh lao, cái lớn nhất với nhân dân Lê Lợi hoặc các hội viên nông dân Lê Lợi nói chung là người ta không kì thị bệnh lao, người ta hiểu bệnh lao bây giờ là bệnh chữa được, chữa khỏi nên họ không giấu giếm bệnh nữa.

Bà Bùi Thị Nga, Phó Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Thái Bình: Chúng tôi sẽ mở rộng và tuyên truyền cho cán bộ hội viên nông dân bằng nguồn lực trong thực hiện của mình...Chúng tôi có công văn nhắc nhở các huyện thường xuyên có mối quan hệ với trạm y tế nhắc nhở, tìm các BN, đôn đốc tuyên truyền vận độn người ta uống thuốc đúng giờ và đi khám đầy đủ.

Mỗi tháng các chi hội nông dân đều tổ chức đi thăm hỏi và tặng quà cho những gia đình có bệnh nhân đang điều trị bệnh lao, qua đó đã động viên kịp thời, khích lệ người bệnh yên tâm điều trị. Có thể thấy, sau 5 năm triển khai, mô hình “Chi hội nông dân phát hiện sớm người nghi mắc lao, vận động nông dân nghi mắc lao đi khám và điều trị”, đã và đang góp phần tích cực nâng cao hiệu quả công tác phòng chống lao của tỉnh, tiến tới loại trừ bệnh lao ra khỏi cộng đồng.

  • Từ khóa
Bế mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
Bế mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Chiều ngày 30.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 8.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...