Người phụ nữ giữ lửa cho nghề mây tre đan truyền thống

Thứ 4, 08/03/2017 | 15:25:16
701 lượt xem

Nghề mây tre đan truyền thống đã từng mai một dần ở một số làng quê. Thế nhưng, với tâm huyết và bằng cách làm mới, chị Phạm Thị Thanh Nhàn ở thôn Cốc xã Phú Châu ( huyện Đông Hưng - Thái Bình ) đã “giữ lửa” và đem lại sức sống mới cho nghề này.

Những mặt hàng thủ công như trong ảnh đang được thịnh hành trong lĩnh vực trang trí nội thất, hội chợ, các lễ hội và tổ chức sự kiện....Đó là sản phẩm của cơ sở sản xuất mây tre đan do chị Phạm Thị Thanh Nhàn ở xã Phú Châu, huyện Đông Hưng làm chủ. Từ nghề đan mây, tre truyền thống, chị đã thay đổi mẫu mã, tìm hiểu thị trường, đa dạng sản phẩm..để duy trì nghề và mở rộng thị trường. Hiện nay, cơ sở sản xuất của chị đã tạo việc làm ổn định cho 100 lao động, cùng trên 100 lao động vệ tinh, chủ yếu là phụ nữ.

Chị Phạm Thị Thanh Nhàn – Chủ xưởng SX mây tre đanTuy nghề cũng có lúc thăng trầm, nguồn hàng bị cạn kiệt, nhưng chúng tôi cũng tìm tòi. Trước thì chúng tôi có thể làm của một công ty, nhưng bây giờ tìm 3-4 công ty trở lên để tìm kiếm mặt hàng về cho bà con làm. Chúng tôi sẽ mở lớp đào tạo thêm người mới để tăng tay nghề tăng chất lượng của sản phẩm để sản phẩm ngày càng tốt hơn nhiều mặt hàng hơn.

Tuy là nghề phụ, nhưng mây tre đan đã đem lại nguồn thu nhập chính cho hàng trăm hộ dân, nhiều gia đình cả vợ, chồng, con cái cùng làm, với mức thu nhập khoảng 80 nghìn đồng/người/ngày.

Chị Nguyễn Thị Tươi – lao động tại cơ sở: Tôi theo xưởng của chị Nhàn đến nay đã 10 năm, nói chung chịu khó ngồi làm thì thu nhập cũng được. Lúc tuổi cao không làm được việc nặng thì làm những việc nhẹ để tăng thu nhập cho gia đình. 

Tạo công ăn việc làm thường xuyên cho lao động nông thôn và duy trì được nghề thủ công là kết quả giành cho những nỗ lực, cố gắng trong suốt 16 năm qua của chị Nhàn và gia đình. 

Chị Phạm Thị Mai Luyên - Chủ tịch Hội PN xã Phú Châu: Chị Nhàn là hội viên phụ nữ xã Phú Châu, chị rất năng động trong tìm và duy trì nghề để giúp chị em phụ nữ trong xã và các xã lân cận có nghề  để tạo việc làm tăng thu nhập và xây dựng gia đình hạnh phúc.

 

Bằng sự năng động, sáng tạo, chị Phạm Thị Thanh Nhàn không chỉ duy trì mà còn tiếp tục phát triển nghề mây tre đan truyền thống ở xã Phú Châu tạo thêm cơ hội cho người lao động có việc làm để nâng cao thu nhập.

  • Từ khóa
Bế mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
Bế mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Chiều ngày 30.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 8.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...