Cuộc sống ngày càng phát triển, bữa cơm tại các gia đình trong tỉnh Thái Bình đã ngày càng đầy đủ hơn và dinh dưỡng tại cộng đồng cũng được coi trọng hơn. Các chương trình: Bổ sung VitaminA cho trẻ, tuần lễ dinh dưỡng và phát triển, đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ có con dưới 5 tuổi đã đồng hành cùng việc nâng cao dinh dưỡng tại cộng đồng.
Bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non Hoa Hồng.
Thực tế nhiều năm qua, nhờ các chương trình nâng cao dinh dưỡng trong cộng đồng mà việc giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong tỉnh Thái Bình đã giảm từ 13 -15%. Đặc biệt, việc đảm bảo chất dinh dưỡng tại các trường mầm non. Cách nâng cao chất dinh dưỡng trong trường mầm non Hoa Hồng là một ví dụ điển hình.
Chế biến thức ăn tại trường mầm non Hoa Hồng.
Trường mầm non Hoa Hồng – Trường điểm trong giáo dục mầm non tại tỉnh Thái Bình. Để có các bữa ăn giàu chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt, trẻ dưới 6 tuổi, bộ phận dinh dưỡng của trường đã phải có các thực đơn cụ thể cho từng ngày. Trong đó, tỷ lệ các chất giữ ở mức tương đối như sau: Đạm khoảng 15%, chất béo 25%, tinh bột 60%. Mỗi ngày một thực đơn nhưng tỷ lệ lượng các chất không thay đổi. Các bữa ăn được đổi món để trẻ ăn ngon hơn và thích ăn hơn. Để các chất dinh dưỡng giữ mức tươi ngon, ngoài việc chọn thực phẩm, các bếp ăn tập thể chú trọng đến việc chế biến thức ăn.
Cô Phan Thị Hương – Giáo viên phụ trách dinh dưỡng trường mầm non Hoa Hồng, Thành phố Thái Bình cho biết: “ Để bữa ăn cho trẻ đạt tỷ lệ dinh dưỡng theo tiêu chuẩn chung, ngoài chọn những thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn, chúng tôi còn phải chế biến các thực phẩm để thức ăn giữ được chất lúc đầu, đảm bảo trẻ ăn ngon miệng”.
Tại trường mầm non Hoa Hồng, sau một tháng, nhà trường đều có biểu mẫu đánh giá kết quả cụ thể thông qua việc đo tỷ lệ chiều cao, cân lặng so sánh với lúc ban đầu. Từ đó, trường phân loại trẻ ở mức: Bình thường, hay thể thấp còi, thể suy dinh dưỡng, hay thừa cân để có chế độ bổ sung dinh dưỡng phù hợp với các trẻ cụ thể.
Cô Đinh Thị Hồi- Giáo viên lớp 4 tuổi, Trường mầm non Hoa Hồng, Thành phố Thái Bình tâm sự: “ Là một giáo viên đứng lớp, để các cháu ăn ngon hơn, trong giờ học, tôi dạy các cháu phân biệt các loại củ, quả, các loại chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Trong giờ ăn, tạo khí thế để các cháu thi ăn nhiều, ăn hết xuất.”
Cách nâng cao chất dinh dưỡng tại trường mầm non Hoa Hồng cũng chính là cách mà các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đang làm để giúp trẻ phát triển tốt, chống còi xương và suy dinh dưỡng.
Cho trẻ đi uống VitaminA tại trạm y tế xã ( phường).
Trong thời gian qua, tỉnh Thái Bình cũng tổ chức các đợt uống bổ sung VitaminA định kỳ hàng năm cho trẻ từ 0 - 60 tháng tuổi và các bà mẹ sinh con trong 6 tháng. Trong năm 2015, tỉnh Thái Bình có trên 119.000 trẻ em ở độ tuổi 0- 60 tháng tuổi, tỷ lệ trẻ được uống VitaminA đạt 99,8%; số bà mẹ sinh con trên 14.000 thì có số bà mẹ được uống Vita min A đạt 97%. Hưởng ứng tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển” năm 2015, Trung tâm Y tế Dự phòng ( Sở Y tế Thái Bình) đã phối hợp với các huyện, thành phố cùng các xã, thị trấn tổ chức hàng trăm lớp về nâng cao dinh dưỡng trong cộng đồng như: Tập huấn dinh dưỡng, hướng dẫn bữa ăn hợp lý tại gia đình, tổ chức các hội thi về bữa ăn hợp lý tại gia đình, hội thi kiến thức về thực hành nuôi con... xây dựng các buổi biểu diễn văn nghệ tuyên truyền về chế độ dinh dưỡng hợp lý, xây dựng câu lạc bộ dinh dưỡng. Từ đó, chương trình đã góp phần xây dựng và hoàn thiện hơn về kiến thức dinh dưỡng tại cộng động và các chương trình dinh dưỡng tại nơi trường học, bếp ăn tập thể của các công ty, xí nghiệp, nhà hàng, rồi đến các bệnh viện nhu cầu dinh dưỡng cũng hoàn thiện hơn, thậm chí các bệnh viện còn xây dựng các khoa dinh dưỡng để tư vấn và phục vụ cho người bệnh. Bác sĩ CKI Trần Khánh Thu - Trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình cho biết: “Nhận thức rõ về việc nâng cao dinh dưỡng trong cộng đồng, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã thành lập khoa dinh dưỡng. Đối với bệnh nhân, chúng tôi có hội chẩn để có thực đơn và khuyên bệnh nhân ăn uống đủ chất. Hiện nay, khoa đã có thực đơn cho 87 loại bệnh”.
Nói về vai trò của dinh dưỡng trong điều trị bệnh, Bác sĩ chuyên khoa II Đinh Thị Tuyết Lan - Trưởng khoa tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình nhận định: “ Đối với các bệnh nhân của khoa chúng tôi rất coi trọng chế độ dinh dưỡng. Trong khi khám, chữa, điều trị bệnh chúng tôi đã mời các chuyên gia dinh dưỡng tham gia hội chẩn để có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh. Chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp bệnh nhân sớm hồi phục, bồi bổ sức khỏe”.
Chuyên viên Khoa Dinh dưỡng chuẩn bị thực đơn cho bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh.
Các chương trình tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng đang cụ thể hóa chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” với việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng là trách nhiệm của các cấp, ngành và mọi người dân. Bảo đảm dinh dưỡng cân đối, hợp lý là yếu tố quan trọng nhằm hướng tới phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất, trí tuệ của người Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống. Các hoạt động dinh dưỡng tại cộng đồng đã có sự tăng cường phối hợp liên ngành, tại tỉnh Thái Bình Trung tâm Y tế Dự phòng là một trong những đơn vị quan trọng góp phần triển khai mục tiêu cải thiện chất dinh dưỡng trong cộng đồng thêm hiệu quả cao.
Ông Phí Văn Toại – Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Thái Bình cho biết: “ Trong thời gian qua, chúng tôi đã có các chương trình uống VitaminA cho trẻ, truyền thông dinh dưỡng tại cộng đồng. Các chương trình góp phần cải thiện tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ xuống còn 15%. Trong thời gian tới, nếu các chương trình không còn được nhận tài trợ từ các Bộ, ngành Trung ương thì vẫn tiếp tục được duy trì tại Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh”.
Các chương trình do Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh phối hợp với các ban, ngành liên quan đang hướng tới mục tiệu đến năm 2020: Bữa ăn của người dân được cải thiện về số lượng, cân đối hơn về chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh. Trong đó, tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt, trẻ thể thấp còi được giảm mạnh góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam, kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân, béo phì, hạn chế các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.
Chiều ngày 30.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 8.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 29.11, Quốc hội họp phiên toàn...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...