Kết quả thực hiện Đề án 52 kiểm soát chất lượng dân số biển tại Thái Bình

Thứ 5, 07/01/2016 | 10:50:23
1,465 lượt xem

Thái Bình là một trong 28 tỉnh của cả nước tham gia Đề án 52 về “Kiểm soát quy mô, chất lượng dân số các vùng biển đảo và ven biển”. Sau 6 năm triển khai và thực hiện, đến nay, Đề án đã giúp tỉnh Thái Bình đạt được những thành tựu quan trọng góp phần ổn định mức sống và nâng cao chất lượng dân số vùng biển.

tuyen truyen

Tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình tại gia đình chị Phạm Thị Dung xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy.

 Những ngư dân vùng ven biển của tỉnh Thái Bình thường không có hướng chăm sóc sức khỏe được đầy đủ vì cuộc sống mưu sinh gắn bó với những chuyến đi biển dài ngày. Vợ chồng anh Bùi Văn Thắng và chị Phạm Thị Dung (thôn Đông, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy) là một trường hợp như thế. Gia đình anh chị mưu sinh chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá. Có những chuyến đi dài ngày, anh đi cả tháng. Còn chị, ngoài thời gian phụ chồng thu hoạch những mẻ cá đánh bắt dài ngày, chị ở nhà đan lưới và buôn bán. Cuộc sống mưu sinh vất vả quanh năm, điều kiện để chăm sóc sức khỏe của bản thân anh chị còn hạn chế. Chị Phạm Thị Dung – xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy chia sẻ: “Chúng em đi biển đêm nước non lạnh lẽo nên nó cũng ảnh hưởng tới sức khỏe.”

Do đặc thù lao động nghề biển, người dân có tâm lý thích sinh đông con, nhất là con trai để có người đi biển, có thêm nhân lực làm kinh tế gia đình... Quá trình đi làm ăn dài ngày trên biển cũng khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin truyền thông về chính sách kinh tế - xã hội, chính sách DS-KHHGĐ…Từ thực tế đó, đòi hỏi đội ngũ tuyên truyền viên dưới cơ sở phải cố gắng hơn nữa trong công tác truyền thông dân số tới vùng biển, ven biển; thường xuyên bám sát tình hình thực tế để có giải pháp hữu hiệu.

cán bộ dân số

Chị Phạm Thị Hường – Cán bộ dân số xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy cho biết: “ Đặc thù của địa phương này gặp nhiều khó khăn. Ở đây chị, em phụ nữ đi làm nghề đa dạng. Lúc thì đi làm chiều, lúc thì đi làm đêm cho nên đối với cộng tác viên chúng tôi đi làm vận động chị em trong chiến dịch mạnh với chiến dịch sức khỏe sinh sản đặt vòng thì cũng gặp cái khó khăn.”

Là địa phương gắn với biển, huyện Thái Thụy với dân số hơn 28 vạn người, số người đi làm ăn xa đông, nhu cầu sinh con của các cặp vợ chồng vùng biển lớn, nhất là con trai khiến tỷ lệ sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 luôn cao hơn mức bình quân chung toàn tỉnh. Thế nhưng đến nay, từ khi triển khai thực hiện Đề án dân số biển, chất lượng dân số của các xã, thị trấn ven biển đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tỷ lệ giới tính khi sinh ở mức cân bằng 105,3 trẻ trai/100 trẻ gái. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm. Bà Nguyễn Thị Huyền - Giám đốc Trung tâm Dân số huyện Thái Thụy cho biết: “Đề án 52 đã giúp chất lượng dân số của huyện được nâng lên rõ rệt. Thứ nhất, người dân có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin hơn. Vì chúng tôi được tăng cường công tác truyền thông tư vấn. Thứ hai, người dân được hỗ trợ kinh phí. Thứ ba, người dân được tiếp cận dịch vụ tư vấn KHHGĐ…..Ngoài ra, không những Đề án 52 quan tâm đến đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ mà còn quan tâm đến nhiều đối tượng khác như: Trẻ em vị thành niên, người cao tuổi….”

Cũng giống như huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải là địa phương thứ hai trong tỉnh Thái Bình triển khai thực hiện Đề án 52. Quy mô dân số hơn 23 vạn người (huyện có mức sinh cao nhất tỉnh). Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tương đối cao tới 71,2%. Thực hiện Đề án dân số biển, Tiền Hải được thụ hưởng các mô hình như: Nâng cao chất lượng dân số khi sinh, nâng cao hiệu quả truyền thông, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý. Năm 2015, tỷ lệ sinh ở Tiền Hải giảm 0,02% so với năm 2014; tỷ lệ sinh con thứ ba giảm 1,3% so với năm 2014; tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh là 109 bé gái/100 bé trai, giảm so với những năm trước. Nhiều gia đình sinh hai con gái có cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc, các con chăm ngoan, học giỏi, cả hai vợ chồng thống nhất không sinh thêm con để tập trung phát triển kinh tế và nuôi dạy con tốt. Bà Tạ Thị Minh Huệ - Phó giám đốc Trung tâm Dân số huyện Tiền Hải cho biết thêm: “Trong 5 năm, qua mô hình đáp ứng chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em KHHGĐ đã có 55 đợt xã được triển khai. Và ở hàng năm thì Trung tâm Dân số huyện phối hợp với Trung tâm y tế tổ chức các đội lưu động để cung cấp các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản KHHGĐ ở các xã tổ chức triển khai mô hình. Chúng tôi đã tổ chức và thành lập cũng như là duy trì hoạt động sinh hoạt của các CLB là 43 câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe vị thành niên. Các CLB này thực sự là sân chơi bổ ích, hiệu quả trong việc cung cấp kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản KHHGĐ cho vị thành niên và thanh niên với mục tiêu là cung cấp thông tin về dân số KHHGĐ, về làm mẹ an toàn cũng như là một cái trọng tâm là vấn đề nâng cao chất lượng dân số thì  chúng tôi đã triển khai được mô hình dân số khi sinh ở 11 xã.”

Phụ nữ huyện Tiền Hải tham gia đánh bắt thủy sản ven biển.

Thái Bình với tài nguyên biển và vùng ven biển có nhiều lợi thế và tiềm năng to  lớn để phát triển. Là một trong những tỉnh vào cuộc sớm thực hiện Đề án 52 của Chính phủ từ nửa cuối năm 2009. Đề án 52 "Kiểm soát dân số vùng biển, ven biển" được triển khai ở Thái Bình là cơ hội tốt để nâng cao chất lượng dân số cho người dân nơi đây. Trong 6 năm qua, mô hình đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình đã thực hiện ở hầu hết các xã ven biển khó khăn. Số cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt trên 75%, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh là 109/100. Ông Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục DS – KHHGĐ đánh giá: “Triển khai Đề án 52 với 6 nhiệm vụ về kiểm soát dân số vùng biển đảo và ven biển thì Thái Bình đều đạt được kết quả hết sức đáng mừng. Chúng tôi luôn luôn đáng giá cao những kết quả này. Kết quả ấy không chỉ có sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền địa phương ở tỉnh Thái Bình mà còn có sự vào cuộc sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Rồi sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ những người làm công tác DSKHHGĐ ở tất cả các cấp từ tỉnh, huyện đến phương diện vận động làm công tác truyền thông nâng cao nhận thức, tổ chức cung cấp các dịch vụ thích hợp cho các tầng lớp nhân dân của tỉnh.”

Thành công của Đề án đã góp phần vào thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gắn với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh để bảo vệ vững chắc Quốc gia trên biển đảo. Từ những kết quả bước đầu, thời gian tới, ngành dân số Thái Bình sẽ tiếp tục đẩy mạnh các nội dung hoạt động của Đề án nhằm đạt mục tiêu: Kiểm soát quy mô và nâng chất lượng dân số vùng biển góp phần thực hiện thành công các chỉ tiêu dân số - KHHGĐ đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

ong qangÔng Tô Hồng Quang– Phó giám đốc Sở y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Bình cho biết: “Vẫn nâng cao chất lượng dân số bằng cách nâng cao chất lượng chính những người làm công tác dân số tuyên truyền cho người dân đi khám, chăm sóc sức khỏe. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được đi khám sàng lọc trước sinh và sơ sinh, học sinh lứa tuổi tiền hôn nhân được tư vấn, chăm sóc toàn diện sức khỏe cho nhân dân đặc biệt là người cao tuổi.

Dân số là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Quốc gia biển phải có công dân biển và sức khỏe biển. Công tác kiểm soát dân số vùng biển đảo được xem là nhiệm vụ mang tính chiến lược. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ 19 cũng đã nhấn mạnh đến mục tiêu phát triển kinh tế biển, trong đó, nâng cao chất lượng dân số. Giai đoạn triển khai Đề án kiểm soát dân số vùng biển đảo và ven biển 2015 – 2020 tại Thái Bình sẽ hy vọng với những thành quả tiếp theo về chất lượng dân số biển cao hơn - một thế hệ công dân mới có sức khỏe và trí tuệ.

  • Từ khóa
Bế mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
Bế mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Chiều ngày 30.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 8.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...