“ Máy đập hòe và thể dục đa năng” và “ Rô bốt tự dò đường” là hai trong số những sáng kiến khoa học hữu ích phục vụ cuộc sống do Câu lạc bộ (CLB) Sáng tạo Khoa học kỹ thuật (KHKT) trường THCS Thụy Hồng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình nghiên cứu. Những sáng kiến này, được chính các em đam mê khoa học trong CLB tìm tòi, sáng chế nhưng cái quan trọng hơn là các ý tưởng ấy được các thầy cô vun đắp, bồi dưỡng để sớm đưa vào cuộc sống.
Nhóm sáng tạo ra rô bốt dọn đường
Trong những năm qua, CLB Sáng tạo KHKT của nhà trường đã sáng chế nhiều máy móc thô sơ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như máy tách ngô, máy bóc lạc, bẫy chuột thông minh…. Những sáng chế này đã giúp người dân vơi đi những nhọc nhằn, bớt đi những vất vả của nghề nông.
Không chỉ sáng chế ra những máy móc phục vụ sản xuất của nông dân, các thành viên trong CLB Sáng tạo KHKT trường THCS Thụy Hồng còn tìm hiểu sáng tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ cao như rô bốt tự dò đường. Ý tưởng làm rô bốt tự dò đường được hình thành khi các bạn trong CLB thấy ven đường cao tốc có rất nhiều bụi cát dạt vào nề đường. Để đảm bảo đường luôn sạch sẽ thì Dương Đức Lương và Hoàng Công Huy nghĩ đến việc tạo ra một chú rô bốt chạy tự động bám theo vạch kẻ phân nề đường để dẫn máy hút bụi, cắt tỉa cây ở dải phân cách cố định. Ý tưởng là vậy, song khi bắt tay vào thực hiện thì CLB cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng được sự giúp đỡ của thầy cô, các bạn mà rô bốt dò đường sớm được hoàn thiện và đưa vào thử nghiệm. Rô bốt tự dò đường không những ứng dụng trong việc làm sạch môi trường mà còn có ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Em Dương Đức Lương, học sinh lớp 8B, trường THCS Thụy Hồng tâm sự: “ Sản phẩm của chúng em được sản xuất từ hệ mạch đơn giản nên chi phí giá thành thấp. Rô bốt tự dọn đường có tính năng hút bụi, hút đinh trên đường giao thông và cắt tỉa cây. Trong sản xuất công nghiệp, nó vận chuyển được hàng hóa tự động tránh được độc hại cho các cô, các bác công nhân”.
Khi chứng kiến hoạt động của rô bốt tự dò đường không ít người thán phục khả năng sáng tạo của học trò nơi huyện biển Thái Thụy. Và trong cuộc thi “ Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thái Bình lần thứ II, năm 2014 – 2015” sản phẩm này được trao giải Nhì. Đó không chỉ là sự ghi nhận những nỗ lực, cố gắng trong tìm tòi nghiên cứu khoa học mà còn động viên khích lệ các em có thêm nhiều sáng tạo hữu ích phục vụ cuộc sống.
Mô hình rô bốt dọn đường do nhóm học sinh trong CLB của trường THCS Thụy Hồng sáng tạo
Năm 2015, thành viên trong CLB Sáng tạo KHKT của trường THCS Thụy Hồng tiếp tục sáng chế ra máy tuốt hòe và tập thể dục đa năng. Ý tưởng bắt đầu được Nguyễn Thị Phương Thảo đưa ra. Giống như bao gia đình khác ở Thụy Hồng, mấy năm gần đây, gia đình Nguyễn Thị Phương Thảo đưa nhiều giống hòe chất lượng cao vào trồng. Nhờ có biện pháp chăm sóc hợp lý nên hòe sai bông và bông khá to. Tuy nhiên, công việc thu hoạch hòe lại chủ yếu bằng thủ công như: vò bằng tay, vò bằng chân, cho vào bao đập…Làm như vậy rất mất thời gian, nhiều nhân công mà hiệu quả lại không cao. Đặc biệt, khi hòe bị héo thì việc tách nụ hòe rất khó khăn. Bởi thế, mỗi lần thu hoạch, mọi người trong gia đình Thảo lại gò lưng tuốt nụ hòe. Chính vì thế, Thảo nảy ra ý định làm một chiếc máy giúp tuốt nụ hòe để bố mẹ và người dân quê mình đỡ vất vả. Nguyễn Thị Phương Thảo, học sinh lớp 8B, trường THCS Thụy Hồng, huyện Thái Thụy cho biết: “ Khi nhà trường phát động cuộc thi sáng tạo khoa học, chúng em muốn giúp người dân nâng cao giá trị sản xuất trên cây hòe, rèn luyện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống. Chúng em đã trình bày ý tưởng được thầy, cô giáo và Ban Giám hiệu nhà trường ủng hộ thực hiện”.
Chạy thử nghiệm máy đập hòe và tập thể dục đa năng
Được sự ủng hộ nhiệt tình của nhà trường, các thành viên trong nhóm bắt tay thực hiện ý tưởng từ tháng 3 - 2015 và chỉ sau 3 tháng Thảo cùng các bạn trong CLB đã làm hoàn thiện chiếc máy đập hòe. Khác với những chiếc máy đập hòe ở các địa phương khác, máy đập hòe do các em học sinh trường THCS Thụy Hồng sáng tạo ra không những giúp công việc thu hoạch hòe được nhanh chóng, thuận lợi mà còn giúp người sử dụng nâng cao sức khỏe. Bởi chiếc máy đặc biệt này được thiết kế vừa phục vụ việc tách nụ hòe vừa có thể tập thể dục.
Sản phẩm máy đập hòe và tập thể dục đa năng được chế tạo từ các vật liệu như: Xe đạp cũ, quạt bếp, đèn ngủ..., vận hành theo nguyên lý truyền chuyển động. Khi cho hòe thô vào lồng đập hòe, người sử dụng ngồi lên yên xe, tay cầm cần chuyển động, chân đạp vào bàn đạp, đĩa truyền chuyển động tới hai thanh giằng và tới bánh đà, thông qua hai xích truyền tạo đà cho trục trong lồng đập hòe chuyển động. Hòe thô sẽ được các roi cao su tách nụ trong lồng đập hòe, khi nụ hòe rụng và lọt qua sàng chảy ra theo máng hứng. Với 2 diamo phát điện được gắn kèm, khi bánh đà quay sẽ phát điện cho quạt mát và đèn chiếu sáng khi cần thiết. Sản phẩm kết hợp máy đập hòe và máy tập thể dục, tùy vào mục đích sử dụng, chỉ cần tháo 1 trong 2 xích truyền chuyển động máy sẽ hoạt động độc lập. Trên bánh đà có gắn bộ cảm biến vòng quay và đồng hồ báo chỉ số, khi người đập hòe hay tập thể dục sẽ biết được số ki-lô-mét đạp, vận tốc đạp, vận tốc trung bình…
Ông Nguyễn Đồng Khoạn đã sử dụng máy đập hòe và tập thể dục đa năng trong thu hoạch hòe của gia đình
Hiện nay, chiếc máy đập hòe và tập thể dục đa năng do các em trong CLB Sáng tạo Khoa học kỹ thuật trường THCS Thụy Hồng sáng chế đã được nhiều nông dân trong xã sử dụng. Ông Nguyễn Đồng Khoạn, thôn Vạn Đồn, xã Thụy Hồng, huyện Thái Thụy vui vẻ nói: “ Máy tuốt hòe tôi đã sử dụng, tuốt rất sạch, hạt đảm bảo. Chiếc máy này phù hợp với thực tế yêu cầu của việc sản xuất hòe tại địa phương”.
Nhóm ý tưởng về máy đập hòe và thể dục đa năng tiếp tục bàn bạc để bổ sung cho sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn
Máy đập hòe và thể dục đa năng hay rô bốt tự dò đường là 2 trong rất nhiều những sáng tạo của học sinh trường THCS Thụy Hồng thời gian qua. Để có được phong trào nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh, việc khơi dậy niềm đam mê và sự sáng tạo là một điều quan trọng. Xác định phải khơi dậy niềm đam mê sáng tạo trong học sinh, từ những giờ dạy trên lớp hay những giờ sinh hoạt ngoại khóa, các giáo viên bộ môn của Trường THCS Thụy Hồng luôn tìm cách tạo sự hứng thú và kích thích sự tò mò, khám phá ở các em. Trong mỗi tiết dạy, các thầy, cô bộ môn luôn chú trọng nêu lên các ví dụ về ứng dụng của lý thuyết trong các sản phẩm thực tiễn ngoài đời sống. Ngoài giờ thực hành theo quy định, thầy cô còn gợi ý thêm những bài thực hành mở rộng, đồng thời, hướng dẫn để các em tự thực hiện theo nhóm tại nhà khi có điều kiện về thời gian...Ngoài ra, nhà trường thành lập CLB sáng tạo KHKT để giúp các em thỏa lòng đam mê sáng tạo. Cô giáo Tô Thị Hồng Khuyên- Phó Hiệu trưởng trường THCS Thụy Hồng huyện Thái Thụy cho biết: “ Chúng tôi thành lập CLB nòng cốt là các thầy cô có ý thức trách nhiệm cao, phát động mỗi lớp có số học sinh tham tối đa, đam mê khoa học. Nhà trường tạo điều kiện cho CLB như cấp kinh phí mua vật liệu, trả công cho thợ cơ khí, trong CLB phát động học sinh sáng tạo, góp phần xây dựng nông thôn mới”.
Mỗi giờ học tại trường THCS Thụy Hồng đã vun đắp ý tưởng khoa học cho học sinh hình thành các sản phẩm phục vụ cuộc sống
Với cách làm này, nhiều ý tưởng sáng tạo đã được hình thành trong các em. Năm học 2014-2015, học sinh Trường THCS Thụy Hồng đã thực hiện được 5 đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật, trong đó 1 đề tài đạt giải Nhất cuộc thi “ Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thái Bình lần thứ II”. Năm học 2015-2016 này, CLB sáng tạo KHKT của nhà trường đã tiếp nhận 10 lượt ý tưởng sáng tạo được các em đề xuất.
Sáng tạo khoa học luôn cần đến những ai đam mê và dám chấp nhận thất bại. Sự thành công của các bạn trẻ trong CLB sáng tạo KHKT trường THCS Thụy Hồng, huyện Thái Thụy sẽ thúc đẩy học sinh toàn tỉnh đam mê sáng tạo khoa học – kỹ thuật, mang lại nhiều dự án, giải pháp khoa học hữu ích góp phần xây dựng quê hương, đất nước theo hướng văn minh, hiện đại.
Thu Trang
Chiều ngày 30.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 8.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 29.11, Quốc hội họp phiên toàn...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...