Lan tỏa tình yêu sách trong các nhà trường

Thứ 3, 28/12/2021 | 00:00:00
1,995 lượt xem

Để khơi dậy niềm đam mê tìm hiểu kiến thức qua sách vở, cũng như rèn luện thói quen đọc sách cho học sinh, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã xây dựng mô hình thư viện lớp học, nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách tới các em học sinh.

Cô trò trường tiểu học Kỳ Bá, thành phố Thái Bình bên tủ sách mô hình thư viện lớp học

Xác định việc đọc sách không chỉ giúp học sinh phát triển trí tuệ, hình thành nhân cách, mà còn là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm tạo hứng thú cho học sinh mỗi khi đến trường. Vì vậy, Trường tiểu học Kỳ Bá, thành phố Thái Bình đã xây dựng mô hình thư viện lớp học với 38 tủ thư viện với hơn 2.000 đầu sách, để mỗi học sinh thấy được vai trò quan trọng của sách. 

Em Nguyễn Hoàng Diệu Linh - học sinh lớp 5, Trường tiểu học Kỳ Bá, thành phố Thái Bình 

“Hằng ngày con thường đọc sách vào giờ giải lao ở trên lớp. Thư viện lớp học đã mang lại cho con nhiều điều bổ ích, giúp con có nhiều kiến thức hơn và mở mang tri thức.”

Cô giáo Lê Thị Ngọc Minh - Trường tiểu học  Kỳ  Bá, thành phố Thái Bình 

“Nhờ có thư viện lớp học mà học sinh có thể tìm hiểu, trau dồi, khám phá thêm được nhiều kiến thức. Tuổi của các em còn nhỏ, cho nên các em rất tò mò, nhờ có thư viện lớp học mà các em có thể khám phá được nhiều điều mà bố mẹ hoặc thầy cô chưa giải đáp ngay được.”

Việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường, nhất là trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả thầy cô cũng như học sinh. Bởi vậy, ngoài việc truyền thụ kiến thức, thầy cô còn là những người trực tiếp hướng dẫn, “truyền lửa” cho các em lòng say mê đọc sách, giúp cho các em có ý thức, thái độ đúng đắn trong đọc sách. Đồng thời, qua từng bài học, tiết học thầy cô còn hướng dẫn cho các em các tài liệu, những cuốn sách bổ ích, lý thú. 

Học sinh trường tiểu học Vũ Lễ, huyện Kiến Xương đọc sách trong giờ nghỉ giao lao

Em Trần Lê Diệu Quân - Trường tiểu học Vũ Lễ, huyện Kiến Xương

 “Con hay đọc vào giờ ra chơi, bây giờ dịch đang hoành hành nên ở trong lớp đọc sách cho an toàn và giúp mình học tập tốt hơn.”

Cô giáo Lê Thị Ngọc Minh - Trường tiểu học Kỳ Bá, thành phố Thái Bình

 “Các thầy cô trong nhà trường đã vận dụng rất linh hoạt vì khi các em đọc sách xong, các em được tìm hiểu kiến thức trên sách thì các thầy cô có thể giảng bài, minh họa bằng những điều mà sách có, cho nên theo mình nghĩ rất cần thiết vì làm cho học sinh mở mang thêm kiến thức nhiều hơn.”

Cô giáo Trần Thị Hồng Hạnh - Trường tiểu học Vũ Lễ, huyện Kiến Xương

 “Tôi đã xem và phân loại từng sách, tôi thấy có nhiều chủng loại sách rất bổ ích với các cháu, ví dụ có những sách dạy các cháu kỹ năng sống, có bản lĩnh hơn, tự tin hơn, rồi có những cuốn truyện gợi cho các cháu nhớ về lịch sử Việt Nam. Từ khi dịch Covid  chúng tôi cũng hạn chế cho các cháu ra ngoài vì vậy các cháu ngồi trong lớp ham học hỏi và các cháu cũng tự tin lên rất nhiều, sống đoàn kết, gắn bó yêu thương nhau.”

Có thể khẳng định, thư viện của các nhà trường đã tạo được thói quen đọc sách, hình thành văn hóa đọc cho học sinh, góp phần khơi dậy đam mê đọc sách, giúp các em tích lũy tri thức, kỹ năng sống, góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường.

Thúy Quỳnh

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...