Bánh đúc lá gừng, lá gấc – Quen mà lạ

Thứ 7, 28/08/2021 | 00:00:00
5,350 lượt xem

Bánh đúc - món ăn dân dã, mộc mạc mang đậm bản sắc văn hóa lúa nước. Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, bánh đúc cũng được biến tấu mới mẻ hơn như: bánh đúc nóng, bánh đúc thịt,… song bánh đúc lá gừng, lá gấc vẫn được yêu thích hơn cả. Về xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng, món bánh này đã trở nên thân thuộc với các thế hệ cư dân nơi đây.

Bánh đúc món ăn có truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam

Bánh đúc, món ăn có truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam, mỗi một vùng miền, một địa phương có hương vị khác nhau. Nó vốn là món bánh truyền thống của người dân quê, mỗi miếng bánh chứa đựng trong đó tấm lòng thơm thảo của các bà, các mẹ. Món bánh dân dã, nên nguyên liệu cũng rất đơn giản, gồm: gạo tẻ, lạc, dừa, nước vôi trong và không thể thiếu được lá gừng, lá gấc để tạo màu, tạo mùi thơm tự nhiên...

Nguyên liệu làm nên món bánh cũng rất đơn giản

Tuy nhiên, để món ăn được ngon thì khâu chọn nguyên liệu để làm lại không hề giản đơn. Trước kia, gạo tẻ được các cụ chọn làm bánh đúc phải là gạo được xay, giã từ thóc vụ Chiêm đã để qua thời gian ít nhất một năm thì bánh đúc sẽ dai và ngon hơn. Lạc chọn loại lạc ta và dừa bánh tẻ….. Để bánh đúc hấp dẫn, bắt mắt với màu xanh nõn chuối cần phải có lá gừng, lá gấc bánh tẻ, giã, vắt lấy nước… Mặc dù món bánh với nguyên liệu có sẵn nhưng để có nồi bánh đúc thơm, ngon cần rất nhiều kinh nghiệm cũng như bí truyền của mỗi gia đình.

Để làm nên tấm bánh phải qua rất nhiều công đoạn nhưng không thể thiếu là nước được chắt từ lá gấc, lá gừng giã nát rồi đem hòa vào bột

Chị Bùi Thị Thêm – xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình 

Món bánh của gia đình tôi đã có từ 3 đời nay, các cụ đã dạy truyền lại cho, tôi cố gắng làm để giữ lấy món ăn ngon của quê hương.

Ngoài nguyên liệu có sẵn thì khâu chế biến cũng góp phần không nhỏ làm nên thành công của món ăn. Trong quá trình nấu phải đun nhỏ lửa, dùng đũa cả khuấy thật đều và liên tục sao cho bột không vón, không khê, không sát đáy nồi cho đến khi bột trong nồi đặc sệt lại. Sau đó để nồi trên bếp một lát rồi đổ ra mẹt tre có lót lá chuối. Bánh nguội, mặt bánh láng bóng, mềm mịn, không cứng cũng không nhão, dùng dao cắt hoặc bẻ ăn không dính tay.

Quá trình nấu đòi hỏi người làm bếp phải kỳ công và có kinh nghiệm...

... để cho ra được mẻ bánh ngon

 Với cách làm không quá khó đó, ở bất kỳ miền quê nào người ta cũng có thể chế biến và tạo nên hương vị cho món quà từ đồng quê ấy.

Bánh đúc lá gừng, lá gấc là món quà háo hức với trẻ nhỏ, còn là món ăn hoài niệm với người  dân Đông Sơn xa quê

Chị Nguyễn Thị Dung – xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

Tôi đã đi nhiều nơi, ăn nhiều món ăn nhưng mỗi lần về với quê hương tôi không thể quên được mùi vị của món ăn này! Vừa thơm, giòn, ngon, dẻo lại có sự bùi ngậy của lạc, dừa và đặc biệt là  thêm mùi mồng của lá gừng sẽ làm ta nhớ mãi.

Nếu có dịp ghé thăm quê Thái Bình, bạn hãy dành chút ít thời gian để thưởng thức món bình dị mà dễ "gây nghiện" này nhé.  Bánh đúc – thức quà dân dã gắn liền hình ảnh giản dị, thơ mộng của làng quê Việt mà ai đi xa cũng nhớ!

Hồng Thắm

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...