Đức Hậu –Nhà văn của nông thôn

Chủ nhật, 01/08/2021 | 00:00:00
2,762 lượt xem

Luôn đặt mình là người sinh ra từ làng vì thế mà nhà văn Đức Hậu luôn dành trọn vẹn tình cảm của mình với nông thôn để chắt chiu viết nên những tác phẩm về làng quê và đã khẳng định được một phong cách riêng của Đức Hậu trong Văn học Việt Nam.

Nhà văn Đức Hậu đọc và sáng tác tại nhà

Nhà văn Đức hậu sinh năm 1947 tại xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy.Từ tác phẩm đầu tay viết giữa những năm 1960, đến nay quá nửa đời lao động sáng tạo với từng con chữ, Đức Hậu đã tạo cho văn nghiệp của mình một vị trí xứng đáng trên văn đàn, một nhà văn được đặt biệt hiệu là Nhà văn của nông thôn.

Nhà văn Đức Hậu - Chi hội trưởng Chi hội nhà văn Việt Nam tại Thái Bình:

“Tôi lấy Làng Rành ra làm một địa danh văn học, các nhân vật đều có gốc gác từ một ngôi làng, làng ấy tên là làng Rành. Tôi coi đất nước Việt Nam mình là đất nước của nông dân mà văn hóa Việt cũng là văn hóa làng.”


Viết không nhiều nhưng viết nhiều thể loại, tiểu thuyết, thơ và truyện ngắn. Song thành công hơn cả là truyện ngắn. Mỗi truyện ngắn nhà văn Đức Hậu viết đều để lại dấu ấn nhất định trong lòng bạn đọc như tập truyện ngắn “Khúc giã biệt” là tác phẩm đã đạt Giải nhất cuộc thi “Viết về nông thôn trong 5 năm từ năm 2010 đến 2015” của Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.

Nhà văn Đức Hậu - Chi hội trưởng Chi hội nhà văn Việt Nam tại Thái Bình:

“Khúc giã biệt viết về những vấn đề tư tưởng của người nông dân. Người nông dân đứng trước mọi hoàn cảnh, người nông dân mặc áo lính, người nông dân cày ruộng, người nông dân đi xe hơi và ngồi máy lạnh ra các quyết sách đều là người nông dân.Và người nông dân mang những tập quán nông dân, tư tưởng nông dân nhưng lại ở những vị trí khác nhau, tạo ra những tình huống khác nhau và tạo ra những số phận khác nhau.”


Lời tự thuật của nhà văn Đức Hậu

Nhà văn Đặng Thành Văn - Chi hội trưởng, Chi hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Bình:

“Những chiều sâu văn hóa ấy cùng những bước tiến của thời đại hiện nay đều được nhà văn Đức Hậu mổ xẻ, phân tích, lý giải trong tác phẩm của ông hết sức sâu sắc.” 


Từ một thợ mỏ than Cẩm Phả, Đức Hậu đã trở thành một nhà văn tên tuổi.

Nhà văn Đức Hậu nguyên là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Bình.Hành trình sáng tác văn học nửa thế kỷ nhọc nhằn, gian lao, dồi dào sáng tạo và cũng thật hạnh phúc. 15 giải thưởng ghi danh trong tuyển tập từ các Huân Huy chương đến các Bằng khen cho những sáng tác của ông là bằng chứng về những đóng góp của nhà văn trong văn đàn học thuật nước nhà.

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình:

“Ông là người đã dẫn dắt Hội Văn học nghệ thuật của tỉnh Thái Bình, tạo nên những bước phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tích và được xếp vào là một trong những tỉnh có sự phát triển về văn học nghệ thuật trong khu vực và trên cả nước.”


Từ một thợ mỏ than Cẩm Phả, Đức Hậu đã trở thành một nhà văn tên tuổi. Qua đây, chứng tỏ ông đã học tập và lao động một cách nghiêm túc để có được những tác phẩm văn học giá trị, viết từ một tâm hồn cao cả và tri thức của một nhà văn đích thực được bạn đọc trân trọng.

Hồng Hạnh

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...