Chiến tranh mang nhiều nỗi đau cho những người lính có thể là thể xác, có thể là tinh thần.Trở về thời bình,những nỗi đau ấy đang được xoa dịu bằng nghĩa tình đồng đội, bằng sự trân trọng và trách nhiệm của thế hệ trẻ với những người lính năm xưa. Đó là câu chuyện tại Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công Thái Bình.
Những người thương binh cùng ôn lại kỉ niệm cũ về chiến tranh
Những người lính mang thương tật nặng trên 81%, mỗi người một chiến trường, một nhiệm vụ riêng, nhưng họ lại có điểm chung là sự quả cảm, quyết đoán khi đối diện với kẻ thù, và giờ họ lại cùng sống trong ngôi nhà chung là Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công Thái Bình. Cứ mỗi lần vào dịp 27/7, họ lại nhớ lại những tháng ngày đầy tự hào ấy.
Bà Hoàng Thị Hương - Nguyên cán bộ công binh, Quân khu 3: “Gọi là lính công binh thì đi trước về sau, quyết tâm và kiên trì vượt sông để đi mở đường.” |
Ông Phạm Hữu Rực - Chủ tịch hội đồng thương bệnh binh, Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công Thái Bình: “Bảo vệ Tổ quốc là một phần nhỏ bé để đưa vào công cuộc giải phóng dân tộc. Nói ra đó cũng là niềm tự hào của người lính. Tuy thương cao bệnh nặng nhưng khi về đây, được sự đùm bọc của Đảng và Nhà nước mà nhất là đối với chính quyền các cấp, cơ sở chăm sóc ở đây thì đây tình cảm như một gia đình.” |
Ông Hoàng Văn Hùng Thương bệnh binh nặng được điều trị, chăm sóc Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công Thái Bình
Chiến tranh đã hằn sâu trong ký ức của những người lính, một thời máu lửa hào hùng, nơi đó có những đồng đội của họ đã ngã xuống để hôm nay, đất nước được độc lập, hòa bình và tự do. Những cống hiến ấy được Đảng và Nhà nước ghi nhận và trân trọng. Tại Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công Thái Bình, ngoài đang chăm sóc 24 thương bệnh binh nặng, hàng năm còn đón hàng nghìn người có công đến nghỉ dướng luân phiên.
Anh Nguyễn Văn Thắng - Trưởng phòng nuôi dưỡng người có công, Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công Thái Bình: “Các bác bệnh binh nặng từ 81% - 100%, phục vụ các bác ấy thì cũng giống như là bố mẹ, ông bà nhà mình ở nhà. Ngoài y tế ra còn có công tác hộ lý, công tác hộ lý ở đây là mình phục vụ 24/24 giờ." |
Ông Hoàng Văn Hùng - Thương bệnh binh nặng, Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công Thái Bình: “Chúng tôi ở đây là như ở nhà, các anh em phục vụ đây như con cháu chúng tôi vậy.” |
Chiến tranh đã đi qua nhưng giá trị của những đóng góp và cống hiến vẫn mãi trường tồn với thời gian. Tri ân với quá khứ, có trách nhiệm với hiện tại cũng chính là đạo lý của dân tộc được cán bộ Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công Thái Bình kế thừa để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp, góp phần thể hiện sự trân trọng của lớp người đi sau với thế hệ cha anh.
Hoài Thu
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...